Xu hướng xã hội hoá các hoạt động y tế trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế.doc (Trang 31 - 37)

Khái niệm, nội dung của xã hội hoá

Sự nghiệp y tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân cho nên đòi hỏi phải có sự đóng góp tích cực cả từ phía Nhà nước cũng như nhân dân vào các hoạt động y tế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao:

“ Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần

của nhân dân ”(1)

Theo đó, xã hội hoá các hoạt động y tế là sự nỗ lực của quản lý Nhà nước cũng như sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân nhằm phát triển một cách toàn diện sự nghiệp y tế của nước nhà. Xã hội hoá các hoạt động y tế trong khuôn khổ các chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực trong nhân dân của Nhà nước cho sự nghiệp y tế. Bên cạnh đó, xã hội hoá cần phải có sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân tham gia vào sự nghiệp y tế.

(1) Điều 1, Nghịđịnh số 73/1999/NĐ-CP ng y 19/08/1999 và ề chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

Để cụ thể quá trình thực hiện xã hội hoá các hoạt động y tế, nội dung các chính sách khuyến khích cần phải tập trung vào khuyến khích các cơ sở ngoài công lập phát triển một cách thích hợp. Các nội dung đó bao gồm: chính sách khuyến khích về cơ sở vật chất, đất đai; về thuế, phí, lệ phí; về tín dụng; về bảo hiểm; về chế độ khen thưởng, phong tặng danh hiệu... do Nhà nước đề ra; những nội dung này được coi có tính quyết định trong chủ trương của Nhà nước góp phần vào khuyến khích xã hội hoá các hoạt động y tế. Cùng với việc phát triển các cơ sở công lập hoạt động phục vụ chăm sóc, khám chữa bệnh nhân dân cần phải tích cực hơn nữa trong phát huy tính tự chủ và năng động của các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến cơ sở. Sự phát triển bền vững sự nghiệp y tế nước nhà phải luôn được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ qua lại giữa phát triển các đơn vị y tế công lập và dân lập mà các chính sách xã hội hoá đã đề ra.

Yêu cầu khuyến khích xã hội hoá đối với sự nghiệp y tế

Sự nghiệp y tế nếu chỉ được bảo đảm từ phía Nhà nước sẽ không tạo đà cho sự phát triển nhanh và bền vững, nên yêu cầu khuyến khích xã hội hoá đối với sự nghiệp y tế là thực sự cần thiết và đang đặt ra cho phát triển kinh tế – xã hội của chúng ta, bởi xã hội hoá đối với sự nghiệp y tế góp phần:

+ Tạo điều kiện lồng ghép các yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong các chính sách vĩ mô về kinh tế, xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo.

+ Đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác nhau cho y tế như: bảo hiểm y tế tự nguyện, viện trợ nước ngoài v.v... xây dựng các điển hình tiên tiến về vệ sinh môi trường, an toàn cộng đồng.

+ Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ các tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền tới từng xã, phường, thôn, bản... Sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình và cộng đồng.

Do vậy, yêu cầu đặt ra cho xã hội hoá đối với sự nghiệp y tế là phải được tiến hành một cách thận trọng và toàn diện, tránh tiến hành một cách ồ ạt, sai lệch với tư tưởng ban đầu đề ra. Hơn nữa, từng bước đi trong tiến trình xã hội hoá phải được cụ thể bởi các quy phạm luật pháp, căn cứ vào tình hình nền kinh tế đất nước tránh sự nóng vội chủ quan duy ý chí và cần xác định đây là mục tiêu lâu dài.

Trong khuôn khổ các chính sách xã hội hoá cần đẩy mạnh sự hợp tác của các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, huy động sự tham gia của nhân dân, của toàn xã hội, kể cả sự tham gia của khu y tế tư nhân vào việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng; mở rộng và nâng cao hiệu

quả của việc hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực y tế nói chung.

Sự khác biệt của xã hội hoá các hoạt động y tế với phát triển tự phát

Xã hội hoá các hoạt động y tế chính là khuyến khích sự tham gia của mọi đối tượng vào sự nghiệp y tế nhưng lại cần phải nhận thức đầy đủ về sự khác biệt của xã hội hoá với phát triển tự phát:

Thứ nhất, xã hội hoá là chủ trương và chính sách có định hướng của quản lý Nhà nước trên yêu cầu thực tế phát triển kinh tế – xã hội. Còn phát triển tự phát là sự tham gia và rút lui khỏi các hoạt động y tế không có định hướng nào cả, mà chỉ đáp ứng yêu cầu lợi ích cá nhân.

Thứ hai, cả xã hội hoá và phát triển tự phát đều phải tuân theo những quy định chung của pháp luật nhưng khả năng tiềm ẩn về vi phạm hay lách luật của phát triển tự phát trong lĩnh vực y tế sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn bởi yếu tố lợi nhuận sẽ làm mờ đi tính chất nhân đạo vốn có của các hoạt động y tế.

Thứ ba, xã hội hoá các hoạt động y tế vừa góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước vừa đảm bảo sự công bằng vốn có và gia tăng động lực hiệu quả các hoạt động y tế là rất lớn. Còn về phía phát triển tự phát cũng có thể đạt được hiệu quả rất cao của các hoạt động y tế nhưng ít có được sự công bằng mà muốn điều hoà được mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả sẽ gây áp lực lớn, bị động cho Ngân sách Nhà nước do những hậu quả ngoài ý muốn.

Ngoài ra, phát triển tự phát có thể dẫn tới độc quyền trong lĩnh vực y tế mà chế độ xã hội XHCN không mong muốn điều đó. Chính vì vậy, xã hội hoá là phù hợp với con đường đi lên CNXH mà chúng ta đã lựa chọn, gây dựng và bảo vệ cho đến ngày hôm nay.

Mối liên hệ giữa quản lý chi Ngân sách Nhà nước với xã hội hoá các hoạt động y tế

Trong quá trình tiến hành xã hội hoá các hoạt động y tế, yêu cầu đặt ra cho các đơn vị sự nghiệp y tế là cần phải tự chủ về tài chính và luôn phấn đấu tiên phong trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân. Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế cần được sự khuyến khích và đầu tư phần nào về nguồn vốn hoạt động từ phía Nhà nước; có như vậy mới vừa thúc đẩy các cơ sở ngoài công lập đi vào hoạt động trong lĩnh vực y tế vừa tạo đà cho phát triển của hình thức này. Tuy nhiên, việc xã hội hoá các hoạt động y tế, nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước vẫn phải đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất nhưng tỷ trọng so với tổng chi về y tế của toàn xã hội dần giảm một cách phù hợp.

Trước kia, khi chưa có chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động y tế, việc quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế đã gặp không ít những khó khăn thì nay thực hiện xã hội hoá các hoạt động y tế lại càng phức tạp hơn. Ngày nay, quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong khuôn khổ xã hội hoá phải góp phần khuyến khích tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế đồng thời chú trọng đến các chương trình mục 35

tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ nhằm đưa mọi đối tượng tham gia vào các chương trình này. Mặc dù vậy, quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế phải đáp ứng việc thúc đẩy, định hướng phát triển các hoạt động y tế đồng thời tránh các biểu hiện tiêu cực trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước ( như lãng phí, tham ô, chi sai mục đích v.v...).

Do sự tham gia rộng rãi của nhiều chủ thể vào các hoạt động y tế nên việc quản lý các hoạt động y tế cần phải thống nhất, đặc biệt là các hoạt động về tài chính cần phải lưu ý trong việc quy định về các khoản thu, các khoản chi, công khai tài chính hàng năm,... một cách thống nhất của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bởi vậy, quản lý chi Ngân sách Nhà nước và xã hội hoá các hoạt động y tế có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau: quản lý chi Ngân sách Nhà nước tạo tiền đề cho khuyến khích xã hội hoá đồng thời xã hội hoá lại là điều kiện để giảm bớt gánh nặng cho chi Ngân sách Nhà nước mà vẫn đảm bảo mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả cần đạt được trong lĩnh vực y tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế.doc (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w