QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG

Một phần của tài liệu Tuyen_tap_441_cau_hoi_mon_Lich_su_Phan_LSTG_can_hien_dai pot (Trang 44 - 46)

- Cho biết những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70 Nêu nhận xét.

36.QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG

QUỐC TẾ TRONG

VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH CHIẾN TRANH

LẠNH

Vừa ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia bị lôi cuốn vào tình trạng đối đầu của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, thậm chí có lúc đã trở thành nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các quan hệ quốc tế trong bốn thập kỉ của nửa sau

Câu 408. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay trải qua những thời kỳ nào? Nêu đặc điểm của từng thời kỳ.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2065)

Câu 409. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã diễn ra như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 ? Phân tích tác động của quan hệ đó đối với quan hệ quốc tế nói chung.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

Câu 410. Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình.

thế kỉ XX. Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1997)

Câu 411. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt.

Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

Câu 412. Sự ra đời của “Kế hoạch phục hưng châu Âu Mácsan” và sự thành lập khối quân sự NATO đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa ?

Câu 413. Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? Tác động của “Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới ?

Câu 414. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX).

(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)

Câu 415. Thế nào là “Chiến tranh lạnh” ? Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á.

Câu 416. So sánh Liên minh phòng thủ Vácsava và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về : sự thành lập, mục tiêu, tính chất, vai trò – tác dụng và nêu nhận xét.

Câu 417. Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh” ? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào ?

Câu 418. Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

Câu 419. “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại...”

Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì ? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong

cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1998)

Câu 420. Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

Câu 421. Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào ? Xu thế và đặc điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 422. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì ?

Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh (chị) hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

Câu 423. Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”.

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

Một phần của tài liệu Tuyen_tap_441_cau_hoi_mon_Lich_su_Phan_LSTG_can_hien_dai pot (Trang 44 - 46)