Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNo & PTNN.doc (Trang 27)

1.4.1 Sư cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng phải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách quan trước khi quyết định cho vay. NHTM với tư cách là người cho vay, tài trợ cho dự án đầu tư đạc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, các khoản cho vay thường chiếm 59% tích sản của ngân hàng và 65 - 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từ các hoạt động cho vay. Thành công của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Trong các hoạt động cho vay của ngân hàng thì cho

vay theo dự án được ngân hàng đạc biệt quan tâm vì nó đòi hỏi vốn lớn, thời hạn kéo dài và rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao. Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn. Do đó để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, ngân hàng cần phải coi trọng phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Thông qua việc thẩm định này, ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dự án đánh giá về như cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguôn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án.

Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, do đó Ngân hàng chỉ cho vay đối với các dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợi nhuần và khả năng trả nợ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay mới đảm bảo, Ngân hàng mới có được khoản vay có chất lượng.

1.4.2 Nôị dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.

 Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư:

Dưới giác độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết. Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng đời hữu ích của dự án. Thẩm định vốn đầu tư là việc phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết dành cho một dự án.

và đã được nhiều cấp, ngành xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn cần phải thẩm định lại trược khi cho vay, bởi vì: Sai lầm trong việc xác định nhu cầu vốn đầu tư của dự án có thể dẫn tới tình trạng lãng phí vốn lớn, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư cũng như hoạt động vận hành kết quả đầu tư sau nay, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với chủ đầu tư.

Do đó việc xác định hợp lý tối đa tổng mức vốn đầu tư của một dự án là cần thiệt đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ thẩm định chi tiết tổng vốn đầu tư được hình thành như thế nào:

 Vốn đầu tư vào tài sản cố định:

Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định. Vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dự án. Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình.

Cụ thể là:

- Chi phí xây lắp: Chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, chi phí cần thiết và hợp lý ch các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh, thuế trước bạ, lệ phí chứng từ, ...

- Chi phí máy móc thiết bị công nghệ, hệ thống dây chuyền và các thiết bị bán lẻ: Giá mua thiết bị, chi phí bảo quản, vận hành, vận chuyển.

- Chi phí khác: Chi phí này phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra hay vận hành các tài sản cố định.

 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động:

Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để thực hiện dự án. Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án. Bao gồm tài sản lưu động trong sản xuất ( Nguyên liệu, vật liệu,... và sản phẩm dở dang) và tài sản trong quá trình lưu thông (Vốn băng tiền,vốn trong thanh toán, sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ ...).

 Thẩm định phương án tài trợ dự án đầu tư:

Các phương án tài trợ cho dự án đầu tư thông thường bao gồm các nguồn chính là: Vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay NHTM, vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển, vốn do Ngân sách cấp, lesing, nguồn vốn khác. Nhiệm vụ thẩm định các nguồn vốn tài trợ cho dự án là để xem xét về số lượng, thời gian, tỷ trọng các nguồn trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn có hợp lý và tối ưu. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn sẽ chi hpối việc xác định dòng tiền phù hợp cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lý để xác định NPV của dự án.

Trong quá trình thẩm định các nguồn tài trợ cho dự án, Ngân hàng phải xem xét cơ sở pháp lý và cơ sở thưc tế của các nguồn vốn để có thể khẳng định chắc chắn rằng các nguồn đó là có thực. Trong thực tế có đơn vị vốn tự có thực tế không đủ hoặc không có tham gia vào dự án, nên đã đẩy vốn đầu tư lên mức nhu cầu cao hơn thực tế

gia 100% nhu cầu vốn đầu tư. Ngân hàng phải đánh giá nhu cầu vốn và mức cân đối vốn từ các nguồn tài trợ trong các giai đoạn thực hiện dự án. Từ đó, xây dựng một trình tự cho vay sao cho tiến độ bỏ vốn phù hợp với tiến độ thi công xây lắp và việc điều hành vốn của Ngân hàng.

 Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án:

Hiệu quả tài chính dự án đầu tư được đánh giá thông qua các phương pháp phân tích tài chính trên cơ sở dòng tiền của dự án. Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suất chu kỳ của dự án. Khi lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dòng tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau. Quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có sự khác biệt trong cơ cấu đầu tư tài trợ cho dự án. Nếu sai lầm trong việc xác định các dòng tiền có thể dãn đến tính toán và thẩm định hiệu quả tài chính dự án không có ý nghĩa thực tế nữa. Do đó đứng trên góc độ là Ngân hàng khi xác định dòng tiền còn lưu ý một số vấn đề sau:

 Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án: Như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn tài trợ cho dự án có ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền hoạt động mỗi năm của dự án. Một dự án có thể đựơc tài trợ bằng nhiều nguồn khác nhau, do đó dòng tiền sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mỗi phương thức tài trợ.

 Lãi suất chiết khấu được được lựa chọn là thực hay danh nghĩa: Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Việc lựa chọn lãi suất chiết khấu

hay danh nghĩa không thành vấn đề miễn là đảm bảo nguyên tắc nhất quán: Lãi suất chiết khấu thực áp dụng đối với dòng tiền thực, lãi suất chiết khấu danh nghĩa áp dụng đối với dòng tiền danh nghĩa.

 Lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng đến độ lớn của lợi nhuận sau thuế và chi phí khấu hao và từ đó ảnh hưởng tới quy mô dòng tiền mỗi năm.

 Rủi ro: Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, chúng ta cần phải xem xét và phân tích cẩn trọng rủi ro đối với dự án. Rủi ro bao gồm rất nhiều loại và chúng đều tác động tới kết quả của việc xác định dòng tiền dự tính cho dự án.

 Những ưu đãi đầu tư của chính phủ.  Thuế thu nhập doang nghiệp.

Các phương pháp tính toán tài chính được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính bao gồm 1 số phương pháp tính sau:

- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV). - Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). - Chỉ số doanh lợi (PI). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian hoàn vốn (PP).

Cho dù áp dụng phương pháp nào để thẩm định tài chính dự án thì nguyên tắc giá trị thời gian của tiền phải được áp dụng. Đồng tiến có giá trị về mặt thời gian, một

hôm nay nếu để ngày mai thì ngoài tiền gốc ra còn có tiền lãi do nó sinh ra, còn một đồng ngày mai nguyên vẹn một đồng mà thôi.

 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV):

Khái niệm: NPV (Net present vaule) - giá trị hiện tại ròng - là chêng lệch giữa

tổng giá trị của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.

Cách xác định:

Trong đó:

CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t. k: Lãi suất chiết khấu.

n: Số năm thực hiện dự án.

ýnghĩa của chỉ tiêu: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian

( ) ∑ = + = n 0 t t t k i CF NPV

của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: - Nếu NPV< 0: dự án bị từ chối.

- Nếu NPV= 0: tuỳ vào vị trí và mục đích khác ( xã hội, môi trường ... ) để lựa chọn.

- Nếu NPV> 0:

+ Nếu đó là các dự án độc lập thì tất cả được lựa chọn.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- Tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận.

Nhược nhiểm:

- NPV không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỷ lệ phần trăm nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư.

- NPV không quan tâm đếm sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác.

- NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.

- Không thấy được giá trị lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư.

- Phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phí vốn.  Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR):

Khái niệm: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng

của dự án bằng không.

Cách xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần tới 0. k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 âm gần tới 0.

NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1. NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2.

ý nghĩa của chỉ tiêu: IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi

phí cơ hội của vốn đầu tư, tức nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng

( ) 2 1 1 2 1 1 NPV NPV k k NPV k IRR + − + =

đầu tư ban bầu Co. Hay nói khác, nếu chi phí vốn bằng IRR dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

Gọi r là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án. - Nếu IRR< r: dự án bị loại.

- Nếu IRR = r: dự án được lựa chọn hay bị loại tuỳ thuộc vào yêu cầu khác (giải quyết việc làm, cải tạo môi trường ...).

- Nếu IRR> r:

+ Nếu đó là dự án độc lập: tất cả được lựa chọn.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- Có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm vì vậy thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư.

Nhược điểm:

- IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh vì IRR không xét đến quy mô dự án đầu tư .

- Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án.

-Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV khi chi phí vốn thay đổi.

- Phương pháp IRR có thể gặp vấn đề đa giá trị.  Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI):

Khái niệm: Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính

bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Cách xác định: ( ) 0 CF n 1 t 1 k t t CF PI ∑ = + =

ý nghĩa của chỉ tiêu: PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu

đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

Tiêu chuẩn lựa chọn: PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối

thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu.

Ưu điểm:

- Cho biết lợi nhuận hiện tại của một đồng vốn đầu tư vào dự án, so sánh được các dự án có quy mô vốn khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV, thường cùng đưa tới một quyết định, dễ hiểu, dễ diễn đạt.

Nhược điểm:

-Người ta không quan tâm đến quy mô vốn, chưa chắc tổng lợi nhuận đã lớn nhất. - Có thể không tối đa hoá lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian sao cho các khoản thu nhập

từ dự án (khấu hao và lợi nhuận sau thuế) đủ bù đắp vốn đầu tư vào dự án.

Cách xác định:

PP = n = + Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn

ý nghĩa của chỉ tiêu: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho

biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Chấp nhận dự án khi PP của dự án nhỏ hơn hoặc bằng PP

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNo & PTNN.doc (Trang 27)