V. RỦI RO ĐẶC THÙ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
mô ngành giống cây trồng Việt Nam đạt khoảng 430 triệu USD, trong đó nhập khẩu chiếm khoảng 35% (chỉ tính riêng thị trường giống lúa, ngô và rau). Dự báo đến năm 2020, quy mô thị trường khoảng 1,7 tỷ USD (dự báo dựa trên tốc độ tăng trưởng thị trường là 13%). Hiện nay, mới có khoảng 30% diện tích trồng trọt được sử dụng giống hàng hóa và dự báo đến năm 2020, tỷ lệ này được nâng lên 70%. Với quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, cơ hội cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giống cây trồng cũng ngày một lớn hơn. Là một công ty giống cây trồng hàng đầu Việt Nam, Vinaseed có những lợi thế rõ ràng trong ngành này, có thể kể đến:
► Công ty có hiểu biết sâu về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và quan hệ hợp tác sản xuất tại địa phương, có nguồn gen bản địa phong phú giúp cho công tác lai tạo giống thích hợp tại Việt Nam.
► Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp và đa dạng về hình thức.
► Có quyền thuê đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất giống tại các vùng sinh thái để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt đối với các giống nhiệt đới.
Đánh giá xu hướng phát triển ngành
Ngành trồng trọt hiện nay đang đi theo các xu hướng phát triển như sau:
► Xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời tái cấu trúc theo hướng gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện tích sản xuất và phát triển sản xuất theo lợi thế cạnh tranh nông sản nhiệt đới. ► Gia tăng giá trị sản xuất lúa gạo theo hướng giảm dần
diện tích trồng lúa, nâng cao tỷ trọng giống lúa có chất lượng cao và giảm thiểu tốn thất sau thu hoạch, giảm trung gian trong chuỗi giá trị lúa gạo.
► Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích trồng ngô, rau, đậu tương để thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nguyên liệu cho thức ăn gia súc.
► Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để thực hiện chuyên môn hóa và thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong nông nghiệp, gắn kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng từ khâu nghiên cứu đến cung cấp sản phẩm cuối cùng và gắn với chế biến nông sản.
► Xu hướng sáp nhập các công ty nhỏ với các công ty lớn
để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực tài chính và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
Những thách thức của ngành
Mặc dù là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, nhưng những thách thức đặt ra cho ngành nông nghiệp nói chung và giống cây trồng nói riêng không hề nhỏ. Có thể kể đến:
► Năng lực nghiên cứu, ứng dụng và nguồn vật liệu tạo giống tiên tiến, khả năng thích ứng và hội nhập quốc tế của ngành nông nghiệp còn hạn chế.
► Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở nghiên cứu còn lạc hậu, nguồn lực tài chính còn hạn chế khi 90% các công ty giống của Việt Nam có quy mô vốn chỉ dưới 10 tỷ VNĐ.
► Năng lực cạnh tranh trong phân khúc cao cấp như nghiên cứu sản xuất hạt lai F1, sản phẩm GMO…và kinh nghiệm phát triển sản phẩm rất hạn chế, trong khi phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các tập đoàn đa quốc gia như Mosanto, CP, Sygenta…
► Kinh nghiệm quản trị ngành (bao gồm quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và quản trị sự thay đổi …) còn yếu, thiếu sự liên kết trong chuỗi giá trị ngành và chất lượng hạt giống vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong công tác chế biến và bảo quản cũng như tích hợp công nghệ để gia tăng giá trị hạt giống cây trồng.
Nhận định cơ hội của Vinaseed
Trong thời điểm hiện tại, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển ngành nông nghiệp. Các chính sách điển hình có thể kể đến: Nghị quyết số 26 NQ/ TƯ Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân cùng hàng loạt chính sách về khoa học công nghệ; Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn như: Nghị định 210/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, QĐ 2194 /QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, Quyết định 1244/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học công nghệ, Nghị định 80, 96 của chính phủ về doanh nghiệp KHCN và các chương trình sản phẩm trọng điểm quốc gia, Chương trình đổi mới khoa học công nghệ …với rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho ngành giống phát triển.