Tình hình triển khai kế toán hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ KD cá thể tại Chi cục Thuế .doc (Trang 59 - 64)

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HAI BÀ TRƯNG

2.3.4. Tình hình triển khai kế toán hộ kinh doanh.

Thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ khoa học giúp cho hoạt động quản lý kinh doanh được thuận lợi. Về mặt quản lý Nhà nước đã hạn chế dần tình trạng thất thu về thuế, từng bước tạo nguồn thu ổn định, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời là điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và sự cần thiết của công tác kế toán hộ, Chi cục Thuế Hai Bà Trưng đã rất quan tâm và tích cực triển khai công tác ngày trong những năm qua.

Năm 2001 là năm trọng tâm triển khai công tác kế toán hộ. Chỉ tiêu Cục giao về việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán là 3.300 hộ, Chi cục đã thực hiện mở sổ sách cho 3.448 hộ - đạt 104,45%, trong đó có 3.280 hộ đã mở từ năm 2000, và 168 hộ mới phát sinh được mở thêm.

Năm 2002, Chi cục tiếp tục duy trì số hộ hiện đang thực hiện sổ sách kế toán và thường xuyên rà soát, phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn để đưa thêm số hộ phát sinh vào diện thực hiện sổ sách kế toán.

Thực hiện năm 2001 Số hộ môn bài bậc 1, 2 năm 2002 Số hộ đã triển khai kế toán hộ đến nay Trong đó Hộ khấu trừ Hộ kê khai chênh lệch Hộ kê khai doanh thu Hộ khoán 3.448 3.816 3.766 53 242 1.706 1.765

Như vậy, năm 2002 số hộ triển khai kế toán tăng 318 hộ so với thực hiện năm 2001. Đối với các hộ mới phát sinh, Chi cục đã mời các hộ lên phổ biến về chế độ kế toán hộ và làm thủ tục nhận sổ để thực hiện việc ghi chép. Đồng thời Chi cục đã lựa chọn cán bộ có trình độ nghiệp vụ xuống từng hộ để hướng dẫn thực hiện ghi chép sổ sách kế toán.

Công tác tuyên truyền phổ biến về mục đích, nội dung chế độ kế toán hộ kinh doanh theo Quyết định số 169 của Bộ Tài chính được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thanh của phường, do đó hộ kinh doanh dần dần ý thức được lợi ích của việc thực hiện chế độ kế toán, nộp thuế theo kê khai là công bằng, khoa học hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuế ít, không kinh doanh không nộp.

Thông qua thực tế, các hộ kinh doanh đã biết cách ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá.

Đặc biệt, do yêu cầu của việc thực hiện Luật thuế các doanh nghiệp đòi hỏi phải được xuất hoá đơn khi có quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã thúc đẩy hộ kinh doanh thực hiện tương đối tốt chế độ sổ sách kế toán và sử dụng hoá đơn chứng

từ, góp phần chống thất thu thuế, các hộ kinh doanh đã tự kê khai doanh thu và thuế tăng nhiều so với trước đây:

Hộ kinh doanh Mức thuế khoán Thuế thu theo kê khai

Hộ ông Dũng - 176 Trương Định 1.500.000 đ/tháng 12.043.000 đ Hộ ông Thịnh - 62 Mai Hắc Đế 370.000 đ/tháng 13.000.000 đ Hộ bà Loan - 276 Ngô Thì Nhậm 1.995.000 đ/tháng 10.787.000 đ

Tuy nhiên, công tác kế toán hộ kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục như:

- Trên địa bàn quận còn khoảng 30 hộ kinh doanh thuộc diện mở sổ sách kế toán (có bậc môn bài 1,2) nhưng chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan, như các hộ có doanh thu lớn nhưng bán hàng ở vỉa hè, kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, hộ cho thuê nhà kê khai theo hợp đồng … Còn khoảng 20 hộ đã có quyết định của UBND quận phải mở sổ sách kế toán nhưng chưa thực hiện do không mặn mà vì vừa phải giữ sổ, xuất hoá đơn, vừa thường phải chịu mức thuế cao hơn mức khoán doanh thu với các hộ cùng bậc môn bài cùng ngành hàng kinh doanh. Mặt khác do một số cán bộ thuế có nhiều quyền lợi trong việc ấn định thuế nên không chú ý đến việc thực hiện sổ sách. Còn trên 1000 hộ (chiếm 30%) không thực hiện việc nộp tờ khai thuế, Chi cục chưa có biện pháp xử lý kiên quyết.

- Tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn của một số hộ kinh doanh chưa được tốt, còn nhiều vi phạm:

+ Xuất hiện nhiều hộ kinh doanh làm mất hoá đơn với số lượng rất lớn. Hành vi làm mất hoá đơn thể hiện phức tạp, nhiều dạng và có tính chất, mức độ nguy hiểm cao.

+ Xuất hiện những hộ lợi dụng hoạt động kinh doanh để mua bán hoá đơn kiếm lời. Tình hình sử dụng hoá đơn của các hộ này có những hiện tượng như: bán khống liên 2, liên lưu ghi số tiền ở mức thấp; báo mất cả quyển hoá đơn nhưng thực tế vẫn giữ lại để bán hoá đơn khống cho những đối tượng có nhu cầu; đăng ký thuế để mua hoá đơn, nộp thuế từ 1 đến 2 tháng, sau đó xuất hoá đơn các liên khớp nhau với số tiền rất lớn, Chi cục vừa phát hiện để điều chỉnh thuế thì đối tượng đã xin báo nghỉ.

+ Ngoài ra, đối với một số hộ kinh doanh nộp thuế khoán, các hộ này thường ghi hoá đơn trên ít dưới nhiều, sự chênh lệch giữa các liên hoá đơn có khi lên đến hàng trăm triệu đồng.

⇒ Việc quản lý, sử dụng hoá đơn như thế của các hộ kinh doanh sẽ gây hậu quả rất xấu cho công tác quản lý thuế. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng mua bán hoá đơn, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế có cơ hội phát triển.

- Nhìn chung số thuế nộp khi thực hiện chế độ kế toán của các hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là thấp hơn số thuế phải nộp theo phương pháp khoán trước đây. Số thuế nộp thấp hơn không phản ánh đúng thực tế kinh doanh của hộ. Đó thực chất là số thuế hộ kinh doanh kê khai theo cách đối phó với cơ quan thuế. Để nộp thuế thấp hơn, hộ kinh doanh chỉ việc so sánh doanh thu ấn định theo mức thuế khoán trước đây với mức doanh thu thể hiện trên Sổ nhật ký bán hàng trên

hoá đơn bán hàng. Nếu doanh thu bán hàng cao hơn (nộp thuế cao hơn) doanh thu ấn định, hộ kinh doanh sẽ có biện pháp điều chỉnh lại số doanh thu bán hàng, bằng cách hạn chế việc xuất hoá đơn, ghi Sổ nhật ký bán hàng. Do không phải theo dõi hàng hoá mua vào, tồn kho nên việc quản lý doanh thu đầu ra của các hộ này là hết sức khó khăn. Và việc thực hiện ghi doanh số thấp hơn thực tế, đối với hộ kinh doanh thì không có gì là khó khăn. Với hình thức kế toán áp dụng đối với hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu hiện nay (quy định chỉ phải mở một loại sổ sách kế toán là Sổ nhật ký bán hàng), cơ quan thuế không thể kiểm tra toàn diện, chính xác, đầy đủ việc xuất hoá đơn của các hộ kinh doanh để xác định, kết luận hộ kinh doanh xuất hoá đơn không đúng thực tế.

- Việc mua hàng lấy hoá đơn không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận tiện, nhất là đối với trường hợp người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu cá nhân do tâm lý người mua hàng khi thấy việc lấy hoá đơn khó khăn, phải chờ đợi thì ngại, không lấy hoá đơn. Mặt khác do người dân mua hàng chưa có thói quen yêu cầu người bán xuất hoá đơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ KD cá thể tại Chi cục Thuế .doc (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w