Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM CP XNK chi nhánh HN.Doc (Trang 98 - 116)

3.3.3.1. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nó có thể tạo thuận lợi đồng thời cũng có thể cản trở, hạn chế công tác huy động vốn.

Đối với Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động tiền gửi có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ rằng trong thời gian qua, Nhà nước và các ngành, các cấp, trong đó trước hết là NHNN đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn dịnh tiền tệ. NHNN đã bước đầu sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô có hiệu quả, tốc độ lạm phát giảm xuống. Tuy nhiên, vấn đề ổn định không chỉ được đặt ra trong từng thời kỳ nào đó mà quan trọng hơn cả là năng lực điều chỉnh chính sách và các công cụ sao cho thích nghi với sự biến động nhanh chóng của tình hình. Thực hiện tốt điều này sẽ là điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời tác động mạnh mẽ tới việc tăng nguồn vốn huy động qua ngân hàng. Tuy nhiên cần phải xác định rằng khi tăng cường thu hút các nguồn vốn phục vụ phát triển đất nước thì hiểm họa lạm phát có thể xảy ra và chúng ta phải bằng nhiều biện pháp để kiềm chế và kiểm soát. Do đó trong giai đoạn tới một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nến kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định và bền vững. Để góp phần ổn định tiền tệ, giảm lạm phát thì chính sách tài chính cũng đóng vai trò quan trọng. Do vậy trong giai đoạn tới tiếp tục duy trì một chính sách tài chính chặt chẽ là rất cần thiết cho việc chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng hay thu hẹp mức cung tiền tệ cho phù hợp với mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.

Hiện nay, hệ thống luật kinh tế của Việt Nam chưa hoàn chỉnh đặc biệt là những bộ luật căn bản cần thiết trong quan hệ kinh tế hiện nay như luật thương mại, luật kinh tế…Do đó để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đầu tư ( trực tiếp và gián tiếp qua ngân hàng) và người sử dụng vốn đầu tư cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ như: Luật bảo vệ quyền tài sản tư nhân, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật hối phiếu, thương phiếu…

Việc ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin của dân chúng, đồng thời với những quy định khuyến khích của nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất giữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào ngân hàng.

3.3.3.3. Tạo lập môi trường tâm lý

Yếu tố tâm lý xã hội, trình độ văn hoá của từng dân tộc, đất nước cũng có ảnh hưởng đến cách thức và tập quán huy động tiền gửi.

Hoạt động ngân hàng trước hết là thu hút mọi nguồn vốn tiết kiệm và để dành trong dân cư, các TCKT nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Yếu tố tâm lý đòi hỏi ngân hàng phải có tính động viên và khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Luôn tìm hiểu tâm lý nhu cầu của khách hàng và đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong hoạt động của NHTM.

Đó là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động tiền gửi từ ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự

cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các TCTD nhằm thu hút khách hàng về mình càng nhiều. Để đứng vững trong cạnh tranh, các ngân hàng phải có những chính sách khách hàng thích hợp để đưa ra những biện pháp kích thích, gây ảnh hưởng hoặc thoả mãn những nhu cầu tâm lý của khách hàng nhằm không ngừng thu hút vốn nhàn rỗi vào ngân hàng.

Kết luận chương 3: Trong chương này, khoá luận đã nêu ra các nhóm giải pháp chủ yếu mang tính đồng bộ để mở rộng hơn nữa công tác huy động vốn với qui mô và chất lượng ngày càng cao. Đồng thời khoá luận cũng nêu ra một số kiến nghị với Nhà nước, với NHNN và NHTMCP XNK Việt Nam nhằm tạo được những hành lang pháp lý đồng bộ, các cơ chế khuyến khích phù hợp trên cơ sở đó Eximbank Hà Nội có điều kiện nâng cao hoạt động kinh doanh nói chung cũng như công tác huy động vốn nói riêng.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, để từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình đó, một trong những điều kiện tiên quyết đó là phải có vốn. Mọi quốc gia trên thế giới đều có sự huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư sản xuất kinh doanh và nhất là đầu tư đổi mới công nghệ, chức năng này do hệ thống các NHTM thực hiện dưới các hình thức huy động vốn.

Công tác huy động vốn của NHTM có vai trò to lớn trong việc quyết định qui mô hoạt động của NHTM và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và cho nền kinh tế, vì nó là yếu tố “đầu vào” tác động trực tiếp đến qui mô “đầu ra” sinh lời cho ngân hàng, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

NHTM CP XNK Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập và cũng như mọi doanh nghiệp khác đều phải không ngừng nâng cao khả năng tài chính của mình và kinh doanh có lãi. Muốn vậy, ngoài việc đưa ra các biện pháp khơi tăng nguồn thu ổn định ngân hàng còn phải tìm ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Eximbank Hà Nội.

Với những hiểu biết của mình cùng với những kiến thức thực tế có được trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại NHTM CP XNK Hà Nội. Khoá luận đã tập trung hoàn thành các nội dung quan trọng sau đây:

1. Phân tích làm rõ nội dung cơ bản về công tác huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

2. Phân tích thực trạng công tác huy động vốn trong 3 năm từ 2002 đến 2004, tìm ra những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác huy động vốn tại Eximbank Hà Nội.

3. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Exibank Hà Nội trong thời gian tới. Đề xuất một số kiến nghị với NHTM CP XNK Việt Nam, với NHNN, với Nhà nước để tạo điều kiện cho những giải pháp trên phát huy tác dụng trong thực tiễn.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cũng còn những hạn chế nhất định nên khoá luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, học hỏi, em rất mong muốn nhận được sự tham qia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sỹ Hà Thị Sáu cùng các anh chị trong phòng kế toán Eximbank Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng. [2] Giáo trình Marketing ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng.

[3] Giáo trìng Tín dụng ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng.

[4] Ngân Hàng Thương Mại - GS.TS Lê Văn Tư – NXB Thống Kê- năm 2000.

[5] Ngân Hàng Thương Mại- Quản trị và nghiệp vụ- Đại học Kinh tế quốc dân- NXB Thống Kê- năm 2002.

[6] Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính- Prederic S.Mishkin- NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội- năm1995.

[7] Quản trị Ngân Hàng Thương Mại- Peter S.Rose- NXB Tài chính Hà Nội- năm 2001.

[8] Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam- Nguyễn Văn Lai.

[9] Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước- Trần Kiên.

[10] Tạp chí Ngân hàng các số năm 2002, 2003, 2004. [11] Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ các số năm 2004. [12] Tạp chí Khoa học và đào tạo- Học Viện Ngân Hàng.

[13] Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2005 của Eximbank.

[14] Luật các TCTD ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2004)- NXB Chính trị Quốc Gia- Hà Nội năm 2004.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được đưa ra trong bài viết là chính xác, trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2005

TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4

1.1. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. . .4

1.1.1. Khái niệm...4

1.1.2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường...5

1.1.3. Các chức năng của NHTM...7

1.1.4. Hoạt động cơ bản của NHTM...10

1.2. Vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM...16

1.2.1. Khái niệm về vốn của NHTM...16

1.2.2. Vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM...16

1.2.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM...18

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM...23

1.3. Các biện pháp mở rộng huy động vốn của NHTM...27

1.3.2. Biện pháp kỹ thuật...27

1.3.3. Biện pháp tâm lý...28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH HÀ NỘI...29

2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Eximbank Hà Nội...29

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn...29

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank Hà Nội...30

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội...32

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của Eximbank Hà Nội trong những năm qua...33

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Eximbank Hà Nội...42

2.2.1. Tình hình chung về huy động vốn của Eximbank Hà Nội trong những năm 2002, 2003, 2004...42

2.2.2. Thực trạng huy động vốn của Eximbank Hà Nội...44

2.2.3. Đánh giá kết quả công tác huy động vốn tại Eximbank Hà Nội...54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH HÀ NỘI ...60

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank Hà Nội trong thời gian tới...60

3.1.1. Định hướng phát triển...60

3.1.3. Quan điểm về mở rộng vốn tại Eximbank Hà Nội...62

3.2. Qiải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Eximbank Hà Nội...63

3.2.1. Đẩy mạnh chính sách khách hàng...63

3.2.2. Mở rộng , đa dạng và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn ...65

3.2.3. Tăng cường hoạt động kinh doanh theo hướng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ...68

3.2.4. Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn...69

3.2.5. Ngân hàng cần sử dụng lãi suất linh hoạt đáp ứng với sự biến động của thị trường...70

3.2.6. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng...70

3.2.7. Chuẩn bị những tiền đề cần thiết tham gia vào thị trường chứng khoán ...71

3.2.8. Đưa ra các chương trình quảng cáo hấp dẫn...71

3.2.9. Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt...72

3.2.10. Ứng dụng hoạt động Marketing vào công tác huy động vốn...72

3.2.11. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành...73

3.3. Một số kiến nghị...74

3.3.1. Kiến nghị với NHTMCP XNK Việt Nam...74

3.3.2. Kiến nghị với NHNN...74

3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước...76

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1. NHTW : Ngân hàng trung ương.

2. NHNN : Ngân hàng nhà nước.

3. NHTMCP XNK : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu.

4. TCTD : Tổ chức tín dụng.

5. TCKT : Tổ chức kinh tế.

6. DN : Doanh nghiệp.

7. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước.

8. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.

9. NSNN : Ngân sách nhà nước.

10. CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

11. ĐT : Đầu tư.

12. TTQT : Thanh toán quốc tế.

13. QHQT : Quan hệ quốc tế.

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động theo loại tiền gửi...34

Bảng 2.2: Đánh giá qui mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng...35

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại Eximbank Hà Nội...37

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế tại Eximbank Hà Nội...38

Bảng 2.5: Báo cáo về kinh doanh ngoại tệ của Eximbank Hà Nội...40

Bảng 2.6: Tình hình thu nhập, chi phí của Eximbank Hà Nội...41

Bảng 2.7: Qui mô nguồn vốn huy động qua các năm...45

Bảng 2.8: Cơ cấu kỳ hạn vốn tiền gửi tiết kiệm...46

Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn từ TCKT và DN...48

Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn của Eximbank Hà Nội...49

Bảng 2.11: Cơ cấu huy động vốn theo nội, ngoại tệ...51

Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian...52

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội ...32

Biểu đồ 2.2. Tình hình kết quả kinh doanh của Eximbank Hà Nội ...42

Biểu đồ 2.3. Cơ cầu kỳ hạn vốn tiền gửi tiết kiệm...47

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM CP XNK chi nhánh HN.Doc (Trang 98 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w