Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh.Doc (Trang 30 - 33)

- Đối với NHTM: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp vớ

1.3.3.2.Nhân tố chủ quan

a) Về phía khách hàng

Nếu các chủ thể kinh tế NQD làm ăn có hiệu quả, uy tín thì chắc chắn nhu cầu tín dụng của họ sẽ được ngân hàng đáp ứng đầy đủ. Ngược lại nếu làm ăn thua lỗ, cạnh tranh không lành mạnh thì các ngân hàng không thể cho họ vay được. Kết quả là quy mô tín dụng không được mở rộng và chất lượng tín dụng không có cơ sở đảm bảo. Do đó, để tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, các chủ thể kinh tế NQD cần nỗ lực hoạt động kinh doanh, tạo uy tín đối với các NHTM.

b) Về phía các NHTM *Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân

thủ pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước. Điều này có nghĩa là quy mô và chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không.

* Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng bao gồm các quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng đảm bảo vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, đúng kế hoạch. Ngoài ra, việc linh hoạt trong quy trình tín dụng cũng sẽ gây cảm tình cho khách hàng và từ đó quy mô tín dụng có cơ sở được mở rộng.

* Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng, môi trường kinh doanh của khách hàng, rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải... Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác bao nhiêu thì khả năng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao. Mặt khác, một ngân hàng với lượng thông tin phong phú có thể đưa ra những tư vấn hữu ích cho khách hàng. Và đây chính là yếu tố mở rộng quy mô tín dụng.

* Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc "Đi vay để cho vay", đóng vai trò là trung gian tài chính. Vì vậy, muốn mở rộng cho vay thì trước hết phải huy động được nguồn. Nguồn vốn càng huy động được nhiều, đa dạng thì quy mô cho vay càng lớn. Và chất lượng của nguồn huy động cũng gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

* Công tác tổ chức của ngân hàng:

Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng quản lý sát

sao các khoản cho vay. Đây là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng và tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh.

* Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất:

Chất lượng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, marketing của người cán bộ ngân hàng. Cơ sở vật chất là máy móc, phương tiện làm việc. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thu hút khách hàng của ngân hàng. Đặc biệt đối với đối tượng khách hàng là khu vực kinh tế NQD, khả năng tiếp xúc khách hàng của cán bộ công nhân viên là yếu tố quyết định đến mở rộng quy mô tín dụng. Ngoài ra, trình độ nghiệp vụ của cán bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản cho vay.

Tóm lại: Qua nghiên cứu nội dung nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng tín dụng ta thấy: tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, sự hoàn thiện cơ sở pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của từng NHTM mà các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải năm chắc nhóm các nhân tố này, biết vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể, từ đó tìm ra biện pháp quản lý

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh.Doc (Trang 30 - 33)