Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- NH Công Thương.DOC (Trang 33 - 37)

Định nghĩa

Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra.

Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ.

Các bên tham gia giao dịch thanh toán: - Người có yêu cầu uỷ nhiệm thu (bên bán).

- Ngân hàng nhận uỷ thác thu (ngân hàng bên bán). - Người trả tiền (người mua).

- Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ. Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu, ở nước người mua.

Các loại nhờ thu: dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán, có thể phân làm hai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

Thứ nhất: Nhờ thu phiếu trơn.

Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thương mại thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.

Sơ đồ quá trình thanh toán nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn: (3) (6) (2) (7) (4) (5) (1) Chú thích: Ngân h ng nhà ận uỷ thác thu Ngân h ngà xuất trình Người xuất khẩu Người nhập khẩu

(1) Bên bán chuyển giao hàng đồng thời chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho bên mua.

(2) Bên bán lập hối phiếu đòi tiền bên mua và thư uỷ nhiệm gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người mua.

(3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng phục vụ bên mua để nhờ thu tiền người mua.

(4) Ngân hàng phục vụ người mua đòi tiền người mua (hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu).

(5) Bên mua thanh toán tiền.

(6) Chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ bên bán. (7) Thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch vì nó không đảm bảo quyền lợi cho bên bán, vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.

Vì thế, phạm vi áp dụng phương thức này chủ yếu là giữa các khách hàng có mức độ tin tưởng, tín nhiệm cao, có thiện chí cả trong giao dịch

Thứ hai: Nhờ thu kèm chứng từ.

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàngcho người mua để nhận hàng.

Sơ đồ quá trình thanh toán nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ:

(3)

(7)

(2) (8) (6) (5) (4)

(1)

Chú thích:

(1) Bên bán xuất chuyển hàng hoá cho bên mua.

(2) Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán (gồm chứng từ hàng hoá và hối phiếu) gửi tới ngân hàng nhờ thu hộ tiền ở bên mua.

(3) Ngân hàng nhận uỷ thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán qua

Ngân h ng nhà ận uỷ thác thu Ngân h ngà xuất trình Người xuất khẩu Người nhập khẩu

(4) Ngân hàng xuất trình thu tiền ở người mua (hoặc yêu cầu người mua ký chấp nhận hối phiếu).

(5) Người mua trả tiền (hoặc ký chấp nhận hối phiếu).

(6) Ngân hàng xuất trình trao bộ chứng từ hàng hoá để người mua đi nhận hàng.

(7) Chuyển tiền qua ngân hàng nhận uỷ thác thu. (8) Thanh toán tiền cho người bán.

So với nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền hàng và nhận hàng của người mua. Còn về vai trò của ngân hàng thì ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán hộ, mà còn là người định đoạt việc nhận hàng của bên mua.

Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ còn có hạn chế: Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi với họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- NH Công Thương.DOC (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w