Minh bạch thông tin

Một phần của tài liệu Tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 52 - 54)

Trên thị trường từ lâu đã tồn tại các giao dịch không hợp pháp – các giao dịch lọt qua hệ thống giám sát của thị trường như giao dịch của các cổ đông lớn hay của các cổ đông nội bộ, trong khi đó chế tài dành cho các vi phạm này vẫn chưa đủ mạnh để răn đe và ngăn ngừa, chẳng hạn, trong một báo cáo tổng kết cuối năm 2009, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi phạm về công bố thông tin, phát hiện 155 trường hợp vi phạm về công bố thông tin khi giao dịch của cổ đông nội bộ, phát hiện 13 công ty vi phạm quy chế về giao dịch cổ phiếu quỹ, cho thấy hiện tượng này vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn. Theo UBCKNN, trong năm 2009, mặc dù hoạt động thanh tra, giám sát bất thường và định kỳ được chủ động và tăng cường nhưng chỉ mới phát hiện được 9 vụ việc, và đã xử phạt nhiều trường hợp nội gián, thao túng, trong khi thực tế còn nhiều hơn thế. Lãnh đạo của cơ quan này cũng thừa nhận, việc điều tra xử phạt thao túng là rất khó. Với nhiều nườc có thị trường chứng khoán phát triển, điều tra 50 vụ cũng chỉ xử lý được 1, 2 vụ. Bên cạnh đó, ở các nước, UBCK có nghiệp vụ điều tra, ghi âm, phong tỏa tiền để truy xét, kết luận thuận lợi hơn và mức xử phạt cũng rất cao và sau khi có kết luận đều có tòa án, thẩm phán độc lập, tạo điều kiện cho việc xử phạt nặng. Trong khi đó ở Việt Nam, UBCKNN chưa có những thẩm quyền trên, chưa kể mức phạt còn thấp, khung pháp lý chưa đầy đủ. Chính vì vậy, cùng với việc tăng cường giám sát, UBCKNN có hành động sắp tới là Nghị định thay thế 36 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán liên quan đến giao dịch nội gián sẽ được sửa đổi để xử phạt chặt chẽ hơn. Đặc biệt, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đang bắt đầu theo dõi tài khoản phụ cũng sẽ giúp phát hiện những vi phạm trong giao dịch để xử lý kịp thời.

Để đối phó với các tin đồn, tin nội gián được sử dụng như công cụ làm giá trên thị trường, UBCKNN đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để có sự phối hợp và tăng cường công tác thông tin báo chí, tránh đưa ra nội dung thông tin không đúng. Thứ hai, UBCKNN cũng có công văn gửi tới các Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán đề nghị theo dõi các tin đồn trên thị trường, yếu cầu các đơn vị này và các doanh nghiệp có các tin đồn liên quan đến mình thì phải công bố cải chính ngay, nhằm tạo ra sự minh bạch, chống lại tin đồn không chính xác. Đối với tin đồn qua hệ thống tin nhắn, UBCKNN cũng đã yêu cầu

các đơn vị gửi thông tin về, sau khi nhận được thông tin sẽ phối hợp xử lý với các cơ quan chức năng điều tra. Cuối cùng, UBCKNN sẽ hoàn thiện lại văn bản về công bố thông tin. Trong quy định công bố thông tin do Bộ Tài Chính mới ban hành có quy định thêm các yêu cầu về công bố thông tin, yêu cầu về trang website, yêu cầu về báo cáo thành viên, chẳng hạn, các doanh nghiệp phải công bố đường link đến bản báo cáo tài chính đầy đủ và thực hiện việc công bố này trên nhiều kênh hơn (kênh của Sở, của UBCK, thông tin đại chúng)…

Ngoài ra, công nghệ hiện đại là chìa khóa cho việc quản lý hiệu quả trong bối cảnh số lượng thành viên thị trường ngày càng gia tăng và số lượng thông tin xử lý ngày một lớn hơn. Tại HOSE, với việc triển khai phương thức giao dịch trực tuyến từ đầu năm 2009, khả năng nhập lệnh và xử lý lệnh của các thành viên thị trường gia tăng đáng kể. Không những thế, giao dịch trực tuyến còn giúp HOSE kiểm soát tốt hơn các luồn lệnh của thành viên, phát hiện và xử lý nhanh chóng các vi phạm phát sinh. Bên cạnh đó, phương thức nhận thông tin để công bố ra thị trường của các tổ chức niêm yết đã được HOSE triển khai qua phần mềm công bố thông tin, giúp chuẩn hóa thông tin đầu vào, giảm thời gian xử lý báo cáo và từ đó giảm thời gian công bố thông tin ra thị trường. Phần mềm này hiện nay đã được triển khai đến hơn 130 công ty niêm yết trong năm 2009. Mục tiêu của HOSE là triển khai việc công bố thông tin qua phần mềm đến 100% công ty niêm yết trong năm 2010 và tiến tới áp dụng cho cả các công ty chứng khoán thành viên. Việc thống kê số liệu, tình hình vi phạm cũng như xây dựng các cảnh báo vì thế sẽ dễ dàng hơn. Công tác này cần được thể chế hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao tính hiệu lực của việc áp dụng và tuân thủ pháp luật. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc HOSE khẳng định: “Với việc triển khai này, trong năm 2010, các giao dịch không hợp pháp sẽ được phát hiện đầy đủ”. Thị trường chứng khoán là một thị trường tiên tiến, hiện đại bậc nhất thì việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến sẽ phải trở thành đòi hỏi bắt buộc để có thể quản lý hoạt động trên thị trường một cách hiệu quả.

Cuối cùng, để tăng cường tính minh bạch thông tin, cần có sự góp sức của các doanh nghiệp. Nếu như các năm trước, HAPACO và REE được coi là 2 doanh nghiệp điển hình thường thực hiện công bố tóm tắt kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) hàng tháng ra công chúng thì năm 2009, số doanh nghiệp chủ động công bố thông tin ra công chúng đã cao hơn rất nhiều, tiêu biểu là công ty cổ phần (CTCP) cao su Đà Nẵng DRC, CTCP Cáp và vật liệu viễn thông SAM, CTCP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình TIX, CTCP tập đoàn Hoa Sen HSG , CTCP nhiệt điện Phả Lại PPC… thực hiện công bố kết

quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2009 hoặc dự kiến kết quả kinh doanh cả năm 2009. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tiên phong thực hiện công bố thông tin ngoài nghĩa vụ này là kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp nỗ lực công bố thông tin sớm, chẳng hạn như lãnh đạo doanh nghiệp có ý thức minh bạch thông tin, để giải toả áp lực tin đồn hay quá sốt ruột trước tình trạng giá cổ phiếu giảm mạnh… Tuy nhiên, dù lý do gì đi nữa thì những thông tin được công bố chính thức từ doanh nghiệp vẫn và đang góp phần giúp thị trường hiệu quả hơn, đồng thời cần phải công bố cả các thông tin xấu, tránh tình trạng đẹp khoe xấu che như trường hợp CTCP bông Bạch Tuyết BBT, lỗ trong nhiều năm liền nhưng vẫn được giao dịch với số lượng lớn trên HOSE để rồi cuối cùng bị bại lộ vì những hành vi che giấu, làm sai lệch thông tin.

Sớ GDCK TPHCM đều khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết thực hiện công bố các thông tin ngoài nghĩa vụ phải thưc hiện theo Thông tư 38/2007/TT-BTC và mới đây là 09/2010/TT-BTC – yêu cầu doanh nghiệp nâng cấp và chủ động công bố thông tin trên các phương tiện của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, Thông tư mới này không quy định buộc các doanh nghiệp phải công bố kết quả kinh doanh dự kiến định kỳ, bởi cho rằng loại thông tin này các Sở nên khuyến khích công bố. Lý do chính là nếu buộc họ công bố thông tin dự kiến thì sẽ phải quy định thêm về chế tài xử lý khi những thông tin này khác biệt quá lớn so với thông tin chính thức, mà điều này nằm ngoài khả năng doanh nghiệp, ví dụ như từ lãi lớn chuyển thành lỗ nặng do trích lập dự phòng tỷ giả quá lớn cuả PPC năm 2008. Do đó, rất cần ý thức tự giác của doanh nghiệp và sự khuyến khích từ các Sở, thậm chí có thể coi đây như một tiêu chí để đánh giá mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp trong các giải thưởng tôn vinh sự minh bạch trên thị trường mà các Sở thực hiện thường niên. Thêm vào đó, trong các thông tin công bố, loại thông tin nhà đầu tư chờ đợi nhất chính là kết quả kinh doanh dự kiến định kỳ hàng tháng, quý hay năm. Việc công bố kết quả dự kiến như ví dụ trên nếu được thực hiện thường xuyên và rộng rãi sẽ giúp các nhà đầu tư cập nhật về hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố làm giảm bớt hiện tượng tin đồn làm lũng đoạn thị trường

Một phần của tài liệu Tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 52 - 54)