Khắc phục tình trạng yếu kém về khả năng dự báo trong trạng thái tĩnh

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư.doc (Trang 73 - 74)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

4. Khắc phục tình trạng yếu kém về khả năng dự báo trong trạng thái tĩnh

Yêu cầu về một môi trường độn đòi hỏi mọi tính toán phải được đặt trong một giả định có căn cứ đó là trong đó thì các yếu tố như cung, cầu, giá cả, chính trị, chính sách nhà nước... đều có thể thay đổi trong tương lai. Chẳng hạn như trong quá trình tính toán việc đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đầu ra thì không chỉ doanh nghiệp đầu tư mà bản thân các cán bộ thẩm định của Sở cũng cần phải vạch ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các hoạt động này.

Nhằm nâng cao tính thuyết phục và độ chính xác của các tính toán thẩm định, nhất thiết đòi hỏi mọi tính toán đều phải được đặt trong một môi trường động, trong đó mọi con số đều phải phản ánh đúng giá trị thực của kết quả thông qua việc đưa các ảnh hưởng như giá trị thời gian của tiền, lãi suất, lạm phát vào tính toán. Điều này bắt nguồn từ việc trong thực tế thì nếu thoạt nhìn thì một dự án hay một món cho vay nào đó là khả thi (đối với chủ đầu tư, đối với Chi nhánh) nhưng khi quy mọi tính toán đều có xét đến giá trị thời gian của tiền, trượt giá, lạm phát thì cũng không loại trừ khả năng có thể đem lại kết qủa ngược lại hoàn toàn so với tính toán ban đầu.

Khắc phục các nhược điểm liên quan đến vấn đề này đang tồn tại hiện nay trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định cần nâng cao khả năng dự đoán, dự báo, phân tích diễn biến tình hình, phát huy kinh nghiệm xử lý bản thân, tăng cường sử dụng các công cụ hiện có vào phân tích dự đoán, dự báo như các phần mềm Kinh tế lượng, các phương pháp thống kê dự báo, toán xác suất, mô hình toán... Ngoài ra cần chú trọng hơn tới việc phân tích độ nhạy của dự án trên cơ sở xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính liên quan đến dự án khi các yếu tố ảnh hưởng tới chúng thay đổi. Việc phân tích độ nhạy của dự án sẽ cho ta thấy rõ mức độ dao động của dự án đối với biến động của các yếu tố ảnh hưởng. Có được các kết quả phân tích này sẽ giúp cho bản thân doanh nghiệp cũng như Chi nhánh có các biện pháp phòng ngừa và đối phó hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro hoặc điều chỉnh theo hướng có lợi nhất.

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư.doc (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w