Do quản lýcủa cơ quan thuế còn yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta.doc (Trang 65 - 68)

IV. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRÊN 1 Do đặc điểm kinh doanh của khu vực kinh tế NQD

2. Do quản lýcủa cơ quan thuế còn yếu kém

Một là: Nhiều địa phương chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp

uỷ và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ngành chưa hình thành bộ phận cưỡng chế, thiếu những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý các sai phạm từ phía cơ quan thuế dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý còn hạn chế.

Hai là: Nhiều địa phương chưa triển khai nghiêm túc các quy trình và biện

pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra như quy trình quản lý đối tượng kinh doanh, xác định doanh số đối với hộ khoán; quy trình duyệt bộ tổng hợp.

Ba là: Đối với một số ngành thất thu lớn như kinh doanh xe máy, vận tải tư nhân, kinh doanh khách sạn nhà hàng nhiều địa phương chưa triển khai theo biện pháp chỉ đạo của Tổng cục việc triển khai các biện pháp quản lý không đồng bộ giữa các địa phương đang bị lợi dụng nên thất thu còn rất lớn.

Bốn là: Trong quản lý doanh nghiệp chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát

tình hình kinh doanh, chủ yếu để cho doanh nghiệp tự khai báo doanh số kinh doanh, số thuế phải nộp, dẫn đến nhiều cơ sở bán hàng không xuất hoá đơn, lợi dụng lập hoá đơn bán hàng ghi không đúng giá thực tế thanh toán, lập chứng từ khống đầu vào, kê khai xin hoàn thuế không đúng quy định, kê khai kết quả kinh doanh không trung thực để trốn thuế thu nhập.

Năn là: Bố chí công tác quản lý cán bộ chưa hợp lý giao một cán bộ thuế

quản lý quá nhiều doanh nghiệp, thời gian quản lý lâu sẽ dẫn đến tiêu cực giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. Quan điểm và định hướng công tác quản lý thu thuế trong thời gian tới 1. Quan điểm

Kinh tế NQD sẽ cùng tồn tại khách quan với các thành phần kinh tế khác trong thời kỳ quá độ, và tự nó đã và đang phát huy vai trò nhất định trong việc phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy nhận thức đúng đắn vị trí kinh tế NQD trong thời kỳ quá độ là cực kỳ quan trọng.

Xác định đúng vị trí vai trò của nó còn giúp các ngành chức năng hoạch định chính sách, cơ chế thực sự khuyến khích nó phát triển.

Cần coi các thành phần kinh tế NQD như những tế bào của nền kinh tế thống nhất. Cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn với những người chủ khu vực kinh tế NQD và những người lao động trong khu vực kinh tế này.

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò kinh tế NQD thể hiện trong xây dựng chính sách thuế và quản lý thu thuế là tìm mọi giải pháp để khuyến khích khu vực kinh tế này phát triển, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế NQD, xoá bỏ ngay những quy định không phù hợp đang kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế này.

Cơ quan thuế, cán bộ thuế phải xác định khu vực kinh tế NQD là đối tượng mình phục vụ thay cho quan niệm quản lý như hiện nay. Các cơ sở kinh tế là nguồn cung cấp tài chính cho ngân sách, cơ sở kinh tế tồn tại và phát triển nguồn thu tài chính cho ngân sách mới ổn định và ngày càng tăng, từ đó hướng dẫn giúp đỡ cơ sở kinh doanh thực hiện đúng chính sách, lắng nghe ý kiến phản ánh của cơ sở về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế để giải đáp giúp cơ sở vượt qua.

Bản thân chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần phải nhận thức cho đúng đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về chủ trương phát triển lâu dài kinh tế NQD, tự xoá bỏ mặc cảm, tranh thủ nắm bắt thời cơ mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời qua sản xuất kinh doanh kiến nghị với Nhà nước những khó khăn vướng mắc gây cản trở đến sự phát triển của khu vực kinh tế NQD để Nhà nước nghiên cứu tháo gỡ. Đấu tranh kiên quyết với các cơ sở kinh doanh vi phạm pháp luật, kinh doanh theo lối chụp giật, kinh doanh trốn thuế, lậu thuế... để hạn chế dần vi phạm trên, gây dựng lòng tin cho các cơ quan quản lý và nhân dân.

Các cơ quan tuyên truyền cần thay đổi hướng tuyên truyền về khu vực kinh tế NQD. Công tác tuyên truyền cũng cần phải định hướng lại cho dư luận và nhân dân coi các cơ sở kinh tế NQD là những đơn vị trong binh chủng hợp thành của nền kinh tế Việt Nam. Những ông chủ và người lao động trong doanh nghiệp NQD là những nguời đã và đang góp phần xây dựng đất nước, xoá bỏ mặc cảm lâu đời trọng nông, khinh thương...

Tóm lại qua xác đinh đúng đắn vị trí, vai trò của kinh tế NQD từ đó tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và hành động của cơ quan quản lý, của các quan chức chính phủ và của xã hội với khu vực kinh tế NQD.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta.doc (Trang 65 - 68)