Hoà - tỉnh Bắc Giang:
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang.
Ngày 01/6/1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà, uỷ ban kháng chiến ra đời, đó cũng chính là ngày thành lập huyện Hiệp Hoà.
Hiệp Hoà là một huyện trung du, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 30 km về phía tây và cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía bắc, với diện tích tự nhiên là 20.100,5 ha. Hiệp Hoà là một huyện đông dân cư nhất của tỉnh Bắc Giang, với 25 xã và 1 thị trấn, dân số tính đến năm 2005 là 213.547 người. Với hệ thống sông Cầu là ranh giới giữa các huyện trong tỉnh với huyện Hiệp Hoà và các huyện của tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội. Ngoài ra Hiệp Hoà còn có 2 tuyến đường quốc lộ liên tỉnh là các tuyến: Từ thành phố Bắc Giang qua Hiệp Hoà đến thành phố Thái Nguyên; và tuyến từ Hiệp Hoà đi Sóc Sơn, sang sân bay Nội Bài qua quốc lộ số 3.
Với khí hậu tương đối ôn hoà, địa hình không được bằng phẳng (có 11 xã là xã miền núi), giao thông thuận lợi, đó chính là những điều kiện tốt để Hiệp Hoà có thể phát triển mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong vài năm gần đây đã có nhiều khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện Hiệp Hoà. Bên cạnh đó, Hiệp Hoà còn là một huyện giàu truyền thống văn hoá, lịch sử, cái lôi cách mạng lâu đời; có Xuân Biều- xã Xuân Cẩm là nơi tiền khởi nghĩa cách mạng năm 1945; thôn Vân Xuyên- xã Hoàng Vân là khu cách mạng tiền khởi nghĩa được công nhận là an toàn khu 2(ATK). Nhân dân Hiệp Hoà có truyền thống cần cù lao động, với nhiều làng nghề truyền thống như: Nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa; mây tre đan xuất khẩu... mang tính cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một sự kết hợp hài hoà giữa quang cảnh thiên nhiên với truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc, đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho Hiệp Hoà trên đà phát triển.
Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2006 của UBND huyện Hiệp Hoà, năm 2005 được xác định là năm cải cách hành chính, hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường xã hội. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tình hình kinh tế- xã hội của huyện tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện, các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch năm 2005 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Về kinh tế:Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, kinh tế xã hội phát triển toàn
diện, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Cơ cấu giữa các ngành kinh tế và cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực, đúng hướng.
Hiệp Hoà đã phát huy được nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện thí điểm đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
So với năm 2004, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện ước tăng 14% (B/c HĐND 6 tháng đầu năm 2006), trong đó:
- Thu ngân sách đạt 137% dự toán bằng 126% so với cùng kỳ năm 2004. + Thu trên địa bàn đạt 179% bằng 143% so với cùng kỳ năm 2004. + Thu hộ cấp tỉnh tăng 279% so với cùng kỳ.
- Về nông nghiệp đạt 202%, bằng 101% so với cùng kỳ.
- Về chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thuỷ sản đạt 107%, bằng 1065 so với cùng kỳ. - XDCB tăng 21%; TMDV tăng 12%.
- Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 2,16% năm 2004 và năm 2005 còn 1,6%, hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm.
- Về giao thông vận tải: Hoàn chỉnh công tác khảo sát mạng lưới đường giao thông toàn huyện đến năm 2010. Vận tải phát triển cả 2 loại hình đường bộ và đường thuỷ, khối lượng hàng hoá tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Về văn hoá - xã hội; An ninh- Quốc phòng:
Các hoạt động văn hoá- xã hội phát triển đồng bộ, sâu rộng và thiết thực trong cộng đồng dân cư.
Giải quyết đơn thư khiếu kiện có nhiều tiến bộ, tăng cường công tác trực tiếp đối thoại với nhân dân, tập trung giải quyết những điểm bức xúc tại cơ sở.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nền quốc phòng toàn dân được củng cố.
Qua những điểm nổi bật kể trên ta có thể nhận thấy nền kinh tế Hiệp Hoà ngày càng khởi sắc, đang dần đi vào ổn định và phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện ngày càng đượcc cải thiện và được đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Biểu hiện ở
chỗ: tỷ trọng ngành của ngành nông nghiệp ngày càng giảm, thay vào đó là tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản ngày càng tăng lên.
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; an ninh trật tự và an toàn xã hội về cơ bản được ổn định; hiệu lực quản lý Nhà nước trên các mặt đều được đổi mới theo đúng pháp luật.
Hiện nay, Hiệp Hoà đang phấn đấu thực hiện tốt giai đoạn đầu của giai đoạn phát triển 5 năm (2006 - 2010), thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XVII về phát triển kinh tế xã hội. Huyện Hiệp Hoà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm lãnh đạo chỉ đạo và điều hành là yếu tố thuận lợi để tổ chức và thực hiện kế hoạch các năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm (2006-2010). Hơn nữa, Hiệp Hoà đang nằm trong quy hoạch phát triển lên đô thị loại III vào năm 2010, có nhiều dự án đầu tư hạ tầng, đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn huyện. Đây là những điều kiện thuận lợi, là vận hội, thời cơ để Hiệp Hoà đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển công nghiệp, đô thị hoá, đầu tư hạ tầng, đất đai từ nông nghiệp chuyển hoá nhanh cho đầu tư phát triển thì công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và môi trường xã hội cũng có nhiều nảy sinh, bức xúc, đó cũng là những khó khăn, thách thức đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội để an ninh quốc phòng được bền vững, đời sống nhân dân được từng bước nâng cao.
Nhưng vượt lên hết vẫn là lòng quyết tâm của quân và dân Hiệp Hoà, mong muốn đưa Hiệp Hoà trở thành một huyện có đô thị loại III, có nền kinh tế phát triển, văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng bền vững, đời sống nhân dân được nâng cao một bước.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ở các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang.
Hiệp Hoà là một trong những địa bàn trong cả nước đang trong quá trình đô thị hoá, với sự mọc lên của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo thành các cụm công nghiệp, nhờ có sự hình thành các cụm công nghiệp và việc mở rộng kinh tế tới các địa bàn lân cận, với định hướng sẽ trở thành đô thị loại III trong vài năm tới, do đó kinh tế xã hội phát triển mạnh, cuộc sống của nhân dân cũng trở nên sôi động hơn;
cũng nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế nói chung và ở khu vực kinh tế NQD nói riêng phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: Ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành nông, lâm nghiệp... được tổ chức, hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân, HTX, xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác nhưng trong đó số lượng Công ty TNHH vẫn chiếm đa số.
Tính đến 31/12/2005 số doanh nghiệp hoạt động thuộc khu vực kinh tế NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà do chi cục thuế Hiệp Hoà quản lý như sau:
Tình hình quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh: (biểu 1).
S
TT Loại hình doanh nghiệp
Tổng quản lý
Không kinh
doanh Đang hoạt động
1 Công ty cổ phần 3 - 3
2 Công ty TNHH 25 2 23
3 Doanh nghiệp tư nhân 3 - 3
4 HTX 2 - 2
5 Xí nghiệp 1 - 1
Tổng 34 2 32
Nguồn: Chi cục thuế Hiệp Hoà.
Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tập trung ở 25 xã và 01 thị trấn của huyện, và được phát triển lên từ các hộ kinh doanh cá thể, do đó việc áp dụng sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, nhận thức về pháp luật thuế còn hạn chế.
Tổng thu thuế các loại theo phân cấp năm 2005 đạt 420 triệu, chiếm 20% tổng số thu ngoài quốc doanh.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh NQD trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ, theo số liệu thống kê của chi cục thuế Hiệp Hoà thì số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin đóng mã số thuế, bỏ kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn thuế Nhà nước; vi phạm Luật lao động về mua BHXH cho người lao động.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanh nghiệp NQD nói chung mà quan trọng là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này là chiến lược mang lại nguồn thu chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của huyện nên Hiệp Hoà đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong tỉnh.
2.1.3. Sự hình thành và phát triển chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. 2.1.3.1. Vài nét sơ lược về chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang.
Chi cục thuế huyện Hiệp Hoà được thành lập cùng với hệ thống thuế cả nước. Thực hiện Nghị định số 281/ HĐBT ngày 7/ 08/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314/ TCQĐ- TCCB ngày 21/ 08/ 1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Ngày 1/10/1990 chi cục thuế Hiệp Hoà thuộc tỉnh Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Giang) được thành lập trên cơ sở sát nhập của 3 bộ phận đó là thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp và thuế quốc doanh.
Căn cứ vào Quyết định số 1682/TCT-QĐ-TCCB ban hành ngày 14/11/2003, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế; Và Quyết định số 4181/TCT-TCCB ngày 21/11/2003, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các tổ, đội thuộc Chi cục thuế.
Chi cục thuế Hiệp Hoà dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo song trùng của Cục thuế tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Hiệp Hoà. Toàn chi cục có tổng số 57 cán bộ trong đó 42 cán bộ công chức và 15 lao động hợp đồng.
42 cán bộ công chức hiện đã được xếp vào ngạch: - Ngạch chuyên viên: 03 đồng chí.
- Ngạch kiểm soát viên: 37 đồng chí.
- Các ngạch khác: 02 đồng chí( lái xe + bảo vệ).
Đảng bộ Chi cục thuế Hiệp Hoà gồm 29 đ/c, trực thuộc Huyện uỷ Hiệp Hoà. Công đoàn Chi cục thuế là công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Tổ chức nữ công có 7 đồng chí là tổ chức nữ công cơ sở trực thuộc Hội phụ nữ Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Công tác xây dựng tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức trong những năm qua đã được Chi cục quan tâm và thường xuyên cải cách, đổi mới; bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực và tiến trình cải cách thuế: năm 1997 số cán bộ công chức có trình độ đại học và cao đẳng vào khoảng 12%; trình độ trung cấp chiếm 87,33%; trình độ sơ cấp chiếm 0,67%. Cùng với sự cố gắng của toàn ngành, Chi cục thuế Hiệp Hoà với mục tiêu đào tạo, mở rộng toàn diện và chuyên sâu thì hiện nay, (tính đến tháng 6/2006) Chi cục thuế Hiệp Hoà được biên chế 42 cán bộ công chức, trong đó: trình độ cao học có 01 đồng chí, chiếm 2,3%; đại học và cao đẳng có 11 đồng chí, chiếm 26%; trình độ trung cấp có 28 đồng chí, chiếm 67%; còn lại là sơ cấp có 2 đồng chí, chiếm 4,7%. Ngoài ra còn có 2 đồng chí được cử đi học lớp trung cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước.
Bên cạnh việc chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, Chi cục thuế Hiệp Hoà còn thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, học tập trao đổi kinh nghiệm công tác, tổ chức phát động phong trào thi đua làm việc, thi đua học tập, phát huy sáng kiến... Từ đó chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị ngày càng tốt hơn.
Trong suốt những năm qua, để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, ngoài việc thực hiện tốt chỉ đạo của Cục thuế Tỉnh, Huyện uỷ, HĐND-UBND huyện Hiệp Hoà, tập thể lãnh đạo, công chức trong Chi cục thuế Hiệp Hòa luôn sáng tạo áp dụng các biện pháp, sáng kiến mới, đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật thuế đến các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế. Công tác hỗ trợ tổ chức và cá nhân người nộp thuế được thông qua bằng nhiều hình thức như: Tổ chức tập huấn, toạ đàm đối thoại và giải đáp thắc mắc kịp thời, đúng quy định. Các tổ chức đoàn thể trong đơn vị thường xuyên tổ chức phát động phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến cách quản lý và các biện pháp thu, góp phần hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thu ngân sách của đơn vị.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chi cục thuế Hiệp Hoà:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chi cục thuế huyện Hiệp Hoà có thể khái quát qua sơ đồ sau:
* Chi cục trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của chi cục, có nhiệm vụ lãnh đạo chung, có trách nhiệm tham mưu, tổ chức quản lý cán bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của huyện.
Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động của chi cục mình.
* Các chi cục phó: Cùng với chi cục trưởng, chi cục thuế huyện Hiệp Hoà có 2 chi cục phó giúp đỡ, hỗ trợ chi cục trưởng phụ trách các tổ, đội và chịu trách nhiệm trưởng về hoạt động của các tổ, đội do mình phụ trách.
Cụ thể:
- Một đồng chí chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế NQD, phần nhiệm vụ tính thuế và các đội thuế liên xã trên địa bàn.
Chi cục trưởng
Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng
Tổ hành chính nhân sự tài vụ. Tổ xử lý dữ liệu. Tổ nghiệp vụ tuyên truyền hỗ trợ thuế. Tổ thanh tra kiểm tra. Đội QLDN, thu khác và trước bạ. Đội thuế liên xã, thị trấn.
- Một đồng chí chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế quốc doanh, vấn đề hành chính, trước bạ, kiểm tra, thanh tra.
Tuy nhiên việc phân chia công việc như vậy cũng chỉ mang tính tương đối vì giữa các chi cục phó thường xuyên có sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng thực hiện công