=∑− = + − 1 0 (1 ) ) 1 ( n t t d t c K L T +∑ = + − n t t d t c K M T 1 (1 ) ) 1 ( - n o K S ) 1 ( + (2)
c)Tính toán hiệu số giữa chi phí bỏ ra và lợi ích doanh nghiệp nhận được trong trường hợp mua tài sản.
Bây giờ ta đứng trên góc độ doanh nghiệp A cần một số máy móc thiết bị để hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp A quyết định chọn hình thức mua tài sản với các thông tin như sau:
-Doanh nghiệp A phải trả chi phí mua, vận chuyển, vận hành… máy móc đó với tổng số tiền là Io.
-Chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản trong suốt thời gian hoạt động là Mt. -Khấu hao của tài sản trên được tính theo phương pháp đường thẳng nên chi phí khấu hao bằng nhau qua các năm và bằng Dt.
-Giả sử khi không còn sử dụng tài sản trên được nữa thì ta bán lại tài sản này với giá trị là S (giả sử đây là khoản tiền thu ròng của việc bán tài sản thanh lý này).
-Chi phí sử dụng nợ sau thuế của doanh nghiệp A vẫn là Kd (giống như trường hợp trên).
-Chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) của doanh nghiệp này là Ko.
* Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.
Khi mua sắm tài sản thì doanh nghiệp A phải bỏ ra một số tiền để mua, vận chuyển, vận hành … tài sản đó nên khoản tiền này là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và bằng Io.
Tương tự, chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình vận hành là chi phí doanh nghiệp bỏ ra và bằng Mt.
Từ những dữ kiện trên thì chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: CHI PHÍ DOANH NGHIỆP BỎ RA
Năm
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 … Năm n
Chi phí mua sắm, vận
chuyển, chạy thử … Io - - - … -
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình vận hành
- Mt Mt Mt … Mt
*Những lợi ích doanh nghiệp nhận được:
Khi mua tài sản thì quyền sở hữu và sử dụng thuộc về doanh nghiệp A. Do đó, doanh nghiệp A được trích khấu hao hàng năm với một khoản chi phí là Dt. Lúc này khoản tiền tiết kiệm từ tấm lá chắn thuế do chi phí khấu hao mang lại sẽ là D x Tc. Khoản tiền này là lợi ích mà doanh nghiệp nhận được.
Khi bảo trì, bảo dưỡng máy móc thì chi phí này cũng được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp nên khoản tiền tiết kiệm được từ khoản chi phí này cũng sẽ là lợi ích mà doanh nghiệp nhận được và bằng Tc x Mt.
Ngoài ra, khi tài sản trên không còn sử dụng để sản xuất được nữa và đã khấu hao hết thì được đem đi thanh lý tài sản. Lúc này doanh nghiệp A sẽ thu được một khoản tiền từ việc bán tài sản trên và khoản tiền này cũng làm tăng dòng ngân lưu nên khoản này là lợi ích mà doanh nghiệp nhận được và bằng S.
Từ những dữ kiện như trên, ta lập được bảng tính lợi ích mà doanh nghiệp nhận được như sau:
Bảng 3.5 LỢI ÍCH MÀ DOANH NGHIỆP NHẬN ĐƯỢC
Năm
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 … Năm n
Chi phí khấu hao tiết kiệm
được từ lá chắn thuế D x Tc D x Tc D x Tc … D x Tc
Chi phí bảo trì tiết kiệm
được từ lá chắn thuế Tc x Mt Tc x Mt Tc x Mt … Tc x Mt Khoản tiền thu về từ việc
Lấy chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong bảng (3.4) trừ cho lợi ích mà doanh nghiệp nhận được trong bảng (3.5) thì ta được hiệu số giữa chi phí doanh nghiệp bỏ ra và lợi ích doanh nghiệp nhận được ở bảng sau.
Bảng 3.6: HIỆU SỐ GIỮA CHI PHÍ BỎ RA VÀ LỢI ÍCH DOANH
NGHIỆP NHẬN ĐƯỢC
Năm
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 … Năm n
Chi phí mua sắm, vận
chuyển, chạy thử … Io - - - … -
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình
vận hành - Mt Mt Mt … Mt
Chi phí khấu hao tiết kiệm được từ lá chắn thuế
- -D x Tc -D x Tc -D x Tc … -D x Tc
Chi phí bảo trì tiết kiệm được từ lá chắn thuế - -Tc x Mt -Tc x Mt -Tc x Mt … -Tc x Mt
Khoản tiền thu về từ
việc thanh lý tài sản - - - - … -S
Hiệu số Io Mt - D xTc - MtxTc Mt - D xTc - MtxTc Mt - D xTc - MtxTc … Mt - D xTc - MtxTc - S
Và hiện giá hiệu số giữa chi phí và lợi ích trong trường hợp mua tài sản được tính như sau:
Io + PV(∑ , K = n t t M 1 ( d, t)) - PV(∑ , K = n t c tT M 1 ( d, t)) - PV(∑ , K = n t c tT D 1 ( d, t)) - PV(S, Ko, n) = Io + PV(∑ K = − − n t c t c t t M T DT M 1 ), (( d, t)) - PV(S, Ko, n)
= Io + ∑ = + − − n t t d t c t c K D T M T 1 (1 ) ) 1 ( - n o K S ) 1 ( + (3)
Lúc này, ta so sánh kết quả của (1), (2) và (3) tức là so sánh giữa hiện giá hiệu số giữa chi phí và lợi ích ở các trường hợp. Nếu kết quả nào thấp hơn thì ta chọn hình thức đó để trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.1.3)Những việc cần lưu ý khi tính toán các chỉ số trên.
Trên đây chỉ là những giả định về dữ kiện cho thuê tài chính và mua tài sản. Trên thực tế, có rất nhiều điều kiện cho thuê tài chính khác nhau và những dữ kiện đầu vào khác nhau mà ta cần phải xác định và xử lý đúng thì việc phân tích các dữ liệu đó để ra quyết định thuê tài chính hay mua tài sản mới thật sự giúp ích cho doanh nghiệp. Nếu việc ước tính các khoản thu và chi của doanh nghiệp không chính xác thì sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả của việc ra quyết định.
*Chi phí khấu hao.
Trên thực tế, các doanh nghiệp chọn nhiều phương pháp khấu hao khác nhau để tính toán chi phí khấu hao cho tài sản của mình (nhưng cũng phải nằm trong khung qui định chung của pháp luật) nên dữ liệu chi phí khấu hao đã giả định ở trên chỉ là một trường hợp khấu hao theo đường thẳng và chi phí khấu hao là bằng nhau qua các năm. Nếu chọn phương pháp tính khấu hao khác thì chi phí khấu hao hàng năm sẽ thay đổi và lúc đó công thức tính toán dòng ngân lưu tăng thêm của việc mua tài sản hay tổng hiện giá mua vào của tài sản cũng sẽ thay đổi.
*Chi phí thuê tài chính.
Đối với chi phí thuê tài chính cũng tương tự như chí phí khấu hao. Tùy theo từng hợp đồng thuê tài chính được ký kết mà các điều khoản thanh toán chi phí thuê tài chính cũng khác nhau. Chi phí thuê tài chính cũng sẽ thay đổi theo các kỳ thanh toán khác nhau chứ không cố định như ở giả định trên đây. Ngoài ra, theo sự thoả thuận của bên thuê và bên cho thuê, kỳ hạn trả tiền thuê cũng sẽ khác nhau và sẽ trả đầu kỳ từ lúc bắt đầu hoạt động cho thuê hay trả cuối kỳ cho thuê là tùy theo điều khoản trong hợp đồng. Chính vì các lý do đó mà kết quả tính toán ở trên cũng chỉ là giả định trong một trường hợp và chúng ta sẽ thay đổi cách tính tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Đây là một chỉ tiêu khó đánh giá. Nó được tính bằng cách lấy số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp nhân với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên, tại thời điểm cần ra quyết định thuê hay mua tài sản thì doanh nghiệp không thể đánh giá được chính xác giá trị này. Do giá trị này thường xuyên biến động trên thị trường nên doanh nghiệp cần phải áp dụng một giá bình quân sát với giá trị thị trường. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên dự đoán giá cổ phiếu của công ty trong thời gian tới dựa vào các biến động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như biến động trên thị trường.
* Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
Đối với các công ty cổ phần thì đây thường là tỷ suất cổ tức chia cho các cổ đông còn đối với doanh nghiệp nhà nước thì đây chính là tỷ suất giữa khoản tiền nộp thuế trên vốn chi cho tổng nguồn vốn kinh doanh do nhà nước cấp. Tuy nhiên, cho dù là công ty cổ phần hay là doanh nghiệp nhà nước thì cũng cần phải tính chính xác chỉ tiêu này. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì chỉ tiêu này thường cố định và sẵn có nhưng đối với công ty cổ phần thì khác. Tùy theo kết quả của đại hội cổ đông hàng năm mà ta có chỉ tiêu này. Nhưng nếu lấy tỷ lệ chia cổ tức hàng năm của đại hội cổ đông làm chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thì sẽ không chính xác.
Trên thực tế, để xác định khoản chi phí này thì ta phải tính được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đó. Để tính được lợi nhuận sau thuế thì phải đợi kết thúc một kỳ hạch toán (quý, 06 tháng, năm). Như vậy, trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp muốn chọn phương án thuê tài chính hay mua tài sản là rất khó vì phải đợi kết thúc một kỳ kế toán. Để việc xác định khoản chi phí này là tương đối chính xác thì hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp phải đánh giá tương đối chính xác và hiệu quả.
*Giá trị tài sản thanh lý.
Chỉ tiêu giá trị tài sản khi thanh lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn lựa phương án như trên. Nếu như ước đoán giá trị tài sản thu hồi khi thanh lý thấp thì sẽ làm cho dòng ngân lưu tăng thêm trong trường hợp mua tài sản giảm xuống và ngược lại nếu như đánh giá quá cao giá trị tài sản thu hồi đến khi thanh lý thì sẽ làm cho dòng ngân lưu tăng thêm trong trường hợp mua tài sản tăng lên.
Việc đánh giá giá trị còn lại của tài sản đến khi thanh lý phải dựa vào tính chất của tài sản, sự lỗi thời theo thời gian của tài sản đó, thời gian sử dụng tài sản… Doanh nghiệp không nên ước tính giá trị thu hồi theo sự suy xét chủ quan
của mình mà không tham khảo ý kiến của các chuyên gia hay nhà cung cấp vì nếu như thế thì sẽ làm sai lệch kết quả tính toán và sẽ không chọn được phương án tối ưu.
*Thời gian thuê máy và thời gian khấu hao.
Trong luận văn này giả thiết thời gian thuê máy và thời gian khấu hao là như nhau và bằng t năm. Trong thực tế, hai thời gian này có thể bằng nhau hoặc có thể khác nhau. Ngoài ra, có một số loại máy móc tuy đã hết thời hạn khấu hao (lúc này chi phí khấu hao là không có) nhưng vẫn còn có thể sử dụng để sản xuất sản phẩm thì cũng chưa bán thanh lý. Chính vì điều này mà làm cho thời gian bán thanh lý tài sản lại lớn hơn thời gian khấu hao và sẽ ảnh hưởng đến hiện giá thu hồi của tài sản thanh lý.
Ngoài ra, khi tiến hành chọn lựa một trong hai phương án trên để quyết định có nên mua tài sản hay thuê tài chính thì doanh nghiệp còn phải xác định và xử lý nhiều chỉ tiêu liên quan đến chi phí và lợi ích doanh nghiệp nhận được như tiết kiệm được chi phí nhân công lao động nếu sử dụng máy mới (lợi ích), tiết kiệm nguyên vật liệu (lợi ích), tiêu tốn tiền điện nhiều hơn (chi phí)…
Như vậy, để cho việc tính toán các chỉ tiêu chính xác thì doanh nghiệp nên xem xét, phân tích kỹ các yếu tố đầu vào. Đứng trên góc độ chung của nền kinh tế để đưa ra các ước đoán và giả định gần đúng với thực tế. Có như vậy thì việc chọn lựa phương án thuê tài chính hay mua tài sản sẽ chính xác và sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận tiện trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây mới chỉ là phương pháp định lượng. Trên thực tế, khi lựa chọn giữa hai phương án trên thì doanh nghiệp còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác.
3.3.2)Phương pháp định tính.
Đôi khi, theo tính toán thì doanh nghiệp nhận thấy rằng mình nên đi mua tài sản lợi hơn thuê tài chính nhưng lúc này doanh nghiệp không có vốn để mua mà phải vay ngân hàng và dẫn đến nhiều thủ tục bắt buộc doanh nghiệp đó phải trình ra mới có thể vay được. Kết quả, doanh nghiệp lại đi thuê tài chính mặc dù hiện giá tổng chi phí thuê lại lớn hơn hiện giá mua tài sản.
Như vậy, một doanh nghiệp khi chọn lựa việc nên thuê tài chính hay nên mua tài sản thì ngoài phương pháp định lượng tính toán như trên thì cũng cần phải căn cứ vào các phương pháp định tính như sau:
3.3.2.1)Khi cần một nguồn vốn dùng cho việc đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm dây chuyền máy móc mới nhằm đáp ứng cho việc thay đổi mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất sản phẩm làm ra … mà hạn mức
tín dụng vay vốn của doanh nghiệp ở các ngân hàng đã hết thì hãy nghĩ ngay đến hoạt động cho thuê tài chính. Chính hoạt động này sẽ đáp ứng được yêu cầu trên của doanh nghiệp.
3.3.2.2)Khi doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vốn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … mà thiếu nguồn vốn lưu động kinh doanh trong khi đó vẫn muốn sử dụng tài sản mà mình đã đầu tư, mua sắm thì hãy nghĩ đến hoạt động cho thuê tài chính. Chính hoạt động cho thuê tài chính “mua và cho thuê lại” sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thoả mãn vốn kinh doanh của mình.
3.3.2.3)Đối với một doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín trên thị trường tín dụng, phương án kinh doanh của doanh nghiệp khả thi, sản phẩm sản xuất ra đạt thị hiếu người tiêu dùng nhưng cần nguồn vốn để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển nhưng thiếu nguồn vốn để thực hiện việc mua sắm trên thì hãy đến với hoạt động cho thuê tài chính. Các công ty cho thuê tài chính sẽ cung cấp ngay cho doanh nghiệp theo đúng số lượng, chủng loại và chất lượng máy móc. Thủ tục hồ sơ rất đơn giản, không phức tạp như các yêu cầu của ngân hàng và đặc biệt các công ty cho thuê tài chính sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp bất cứ thứ gì cả.
3.3.2.4)Đối với các loại máy móc, thiết bị hiện đại, các công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến… mà doanh nghiệp cần phải sắm để phục vụ sản xuất nhưng doanh nghiệp không biết hoặc biết rất ít về tính năng, chất lượng cũng như giá cả của loại máy này thì hãy tìm đến dịch vụ cho thuê tài chính. Chính các công ty cho thuê tài chính mới là các “chuyên viên” thực thụ trong việc nắm bắt các thiết bị máy móc hiện đại hơn, họ chuyên sâu vào lĩnh vực này hơn và chắc chắn rằng họ có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có kiến thức sâu rộng về các loại máy móc, vì vậy họ có thể đáp ứng cung cấp các loại máy móc cho doanh nghiệp theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp yêu cầu.
3.3.2.5)Khi cần mua sắm các loại máy móc nhưng doanh nghiệp không biết được nhà cung cấp nào có thể đáp ứng đúng như yêu cầu chất lượng cũng như giá cả theo ý muốn của bạn thì hãy đến với hoạt động cho thuê tài chính. Ở đó, họ có đầy đủ danh sách các nhà cung cấp máy móc thiết bị uy tín nhất với giá cả phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
3.4)Ví dụ minh hoạ.
Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển GEMADEPT (gọi tắt là