Các loại chi phí cho một gói thầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu.doc (Trang 38 - 43)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N CA CÔNG TY Ổ

2.2.5.4. Các loại chi phí cho một gói thầu

Tham gia một gói thầu các loại chi phí không chỉ dừng lại ở việc thi công công trình. Ở đây cần phải nói đến tất cả các loại chi phí khác như:

- Chi phí mua hồ sơ.

- Chi phí bảo lãnh dự thầu. - Chi phí giao dịch.

- Chi phí chuẩn bị hồ sơ dự thầu. - ...

Chi phí mua hồ sơ dự thầu thường là một khoản tiền lớn. Giá mỗi bộ hồ sơ khoảng 1 - 1,5 triệu VND. Chính vì có nhiều loại chi phí cho một gói thầu như vậy nên Công ty phải tìm giải pháp đưa ra đề xuất giá cả phù hợp, tránh

trường hợp khi thực hiện công trình bị lỗ, bên cạnh lý do Công ty sử dụng mặt bằng gía thị trường chứ ít khi sử dụng đơn giá Nhà nước. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao giá chào thầu của Công ty thường cao tương đối.

2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 .

Thực tiễn hoạt động đấu thầu xây lắp cho thấy đấu thầu không chỉ là cạnh tranh thông thường mà nó còn mang tính quyết liệt. Mặc dù công việc xây dựng mang tính mùa vụ, phụ thuộc và điều kiện thời tiết, sự cạnh tranh gữa Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 và các Công ty khác là một chuỗi liên tục không ngừng: Công ty luôn tồn tại trong môi trường cạnh tranh (Công ty còn tồn tại là còn cạnh tranh). Trong môi trường cạnh tranh đó, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Công ty, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Trong phần này sẽ đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 trong hoạt động đấu thầu xây lắp trong nước.

2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

- Công ty xây dựng Lũng Lô.

- Công ty xây lắp 665 - Bộ Quốc Phòng.

- Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp.

- Công ty cơ giới Xây lắp 12 - Tổng Công ty Licogi - Công ty xây dựng công trình 56 - Bộ Quốc Phòng. - Công ty xây dựng 492 - Bộ Quốc Phòng.

- Các Công ty xây dựng tại các địa phương mà Công ty tham gia đấu thầu. Trên thực tế, đây chính là các doanh nghiệp ở địa phương có công trình đấu thầu. Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 không hề biết, Công ty chỉ đương đầu với họ khi tham gia đấu thầu công trình tại địa phương. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng tại trụ Sở UBND tỉnh Thái Bình thì do Công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty xây dựng Tỉnh Thái Bình nên đã trượt thầu. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại này, Công ty khi tham gia đấu thầu xây

dựng tại Trụ Sở UBND tỉnh Hà Nam đã liên doanh với Công ty xây lắp Tỉnh Hà Nam và đã trúng thầu. Qua đó nói lên một điều rằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ đầu tư và các cơ quan địa phương. Đối với Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 - Hà Nội, họ là “thổ địa” ở đó do vậy họ nắm rất rõ tình hình giá cả nguyên vật liệu tại địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân lực tại đại phương... Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu rõ sẽ dễ trúng thầu hơn.

Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên danh trong đấu thầu. Hiệu quả của liên danh là; một mặt năng lực cuả Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 trong liên danh đã được tăng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

2.3.2.Các nhà cung cấp đầu vào.

Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp nguyên vật liệu cho thi công. Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 , vấn đề đầu vào có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên các mặt:

- Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra.

Nếu Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 có nguồn đầu vào ổn định thì trước hết việc tính giá của Công ty sẽ thuận lợi hơn. Công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình lên xuống giá cả trên thị trường. Như vậy khi tính giá cho thực hiện công trình sẽ có quyết định chính xác dùng loại vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu là hợp lý nhất. Ngược lại, nếu Công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên, Công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cần

thiết cho cho thực hiện thi công (thông tin về giá cả, chất lượng, đặc tính của mỗi loại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình nào ...) thì khi tính giá sẽ gặp phải sự lúng túng; phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phương. Như vậy, sẽ không có gì đảm bảo mức giá đưa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty có thể gây ảnh hưởng đến mức giá cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. Ở đây có nhiều khía cạnh cần được xét đến. Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, họ sẽ không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty một cách ổn định. Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thay đổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên. Công ty bị đặt trước sự lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục mua hàng với giá cao hoặc tìm nguồn cung cấp khác. Nếu Công ty lựa chọn con đường thứ nhất thì khi lập dự toán giá dự thầu sẽ cho kết quả giá chào thầu quá cao so với các nhà thầu khác, như vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . Nếu lựa chọn con đường thứ hai Công ty sẽ đối đầu với rủi ro: một là Công ty sử dụng đơn giá của Nhà nước, có thể giá đó không phù hợp với tình hình thực tế; hai là Công ty tìm nguồn cung cấp của nhà cung cấp khác thông qua bảng giá chào thầu của nhà cung cấp, Công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp mới này, đồng thời giá của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi trường hợp các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với Công ty. Tóm lại, xét về mặt giá cả cạnh tranh, sự ảnh hưởng của nhà cung cấp đối với Công ty có thể diễn ra vì nhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.

Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào tiến độ cung cấp vật tư. Nếu Công ty có các nguồn cung cấp đầu vào ổn định, luôn đảm bảo kịp thời khi cần thiết thì Công ty sẽ đảm bảo được tiến độ thi công, không những Công ty sẽ rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn tiến độ ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu.

Còn ngược lại, nếu như Công ty không có cơ sở để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, Công ty phải đi mua ngoài của những nhà cung cấp mới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn ban đầu. điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn vật tư không được cung cấp thường xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không được đản bảo như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tối kỵ bởi khi Công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình đấu thầu tiếp sau đó, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tưởng vào tiến độ thi công do Công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ đó là không phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức khó khăn trong Công ty, nếu Công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư không tin tưởng. Thế mới biết chữ “tín” đối với khách hàng là quan trọng như thế nào.

Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp có khả năng to lớn làm giảm sức cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu. Vì vậy điều cần thiết là Công ty phải đảm bảo hoạt động của mình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định. Trên thực tế, Công ty có những xí nghiệp làm thầu phụ trong các công trình đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu, nguyên

liệu thi công tạo thành một chu kỳ khép kín từ sản xuất vật liệu, thi công, hoàn thiện, điện nước,...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu.doc (Trang 38 - 43)