Các phương pháp lượng hoá

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng giá trị KT của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương.doc (Trang 28 - 33)

5.1. Phương pháp đáp ứng liều lượng :Là phương pháp sử dụng dựa

trên nguyên lí khi một yếu tố gia tăng nào đó trong thành phần môi trường thì nó làm biến đổi các yếu tố khác tương ứng với sự gia tăng hoặc giảm đi đó.

Y=F (X1,X2,….,Xn)

Y: Đối tượng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phát thải

Nếu Xi tăng 1% thì Y sẽ tăng E(Y/Xi) %

5.2. Phương pháp chi phí thay thế : Là phương pháp dựa trên cơ sở

nguyên lí đo lường phục hồi lại môi trường mà trong thực tế yếu tố bị ảnh hưởng khó xác định và khó lượng hoá bằng phương pháp trực tiếp. Tức là phương pháp này xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chi phí này để đo lường lợi ích của việc phục hồi

F(TT)= F(MT)

F(TT): Chi phí thay thế ( lợi ích của việc phục hồi môi trường) F(MT): Chi phí khắc phục môi trường

5.3. Phương pháp chi phí cơ hội : Chi phí cơ hội thực chất là một chi phí

mà trong lựa chọn nhiều phương án khác nhau chúng ta cho rằng phương án nào có lợi ích tốt nhất để chấp nhận phương án đó và sẵn sàng bỏ tiền để thực hiện mục tiêu.

Trong môi trường có nhiều nguồn tài nguyên được tập trung trong không gian, thời gian cụ thể. Và khi chúng ta khai thác đưa vào mục đích hoạt động kinh tế thì chắc chắn chúng ta phải lựa chọn giữa các nguồn tài nguyên đó nhưng lựa chọn sao cho mang lại lợi ích cao nhất không chỉ cho mục tiêu trước mắt mà còn cho lâu dài. Phương pháp chi phí cơ hội cho ta phương án lựa chọn

Y X dX dY X Y E i i i)= / (

tốt nhất trong số các nguồn tài nguyên tại một thời điểm cụ thể, không gian cụ thể mà chúng ta cho rằng phương án mang lại hiệu quả cao nhất.

Phương pháp này thường được áp dụng trong bối cảnh có các xung đột giữa “bảo tồn” và “phát triển”

OC = F(max)

OC : Chi phí cơ hội

F(max) : Lợi ích lớn nhất bị bỏ qua.

5.4. Phương pháp chi phí du lịch (TCM)

TCM là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó và chi phí này sẽ phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó. Do đó khi tiến hành phương pháp này chúng ta phải đồng nhất quan điểm : giá trị của môi trường bằng nhu cầu về mặt giải trí.Sau đó chúng ta sẽ phỏng vấn khách du lịch xem họ từ đâu đến và số lần họ đến khu vực này hàng năm. Từ đó đánh giá chất lượng môi trường thông qua chi phí cơ hội, chi phí đi lại và chi phí tiêu tốn cho toàn bộ sinh hoạt tiêu dùng cho chuyến đi mà khách phải bỏ ra.

TCM = F(chi phí cơ hội, đi lại, ăn ở, mua sắm…)

5.5. Phương pháp đánh gía hưởng thụ (HPM).

Có một điều hiển nhiên rằng các dịch vụ của môi trường cho các hoạt động kinh tế đặc biệt cho phúc lợi của con người là rất lớn và những dịch vụ này có thể nhìn thấy nhưng cũng có thể khó nhìn thấy. Kết quả là nó được phản ánh trong giá cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy người ta có ý tưởng đánh giá

chất lượng môi trường thông qua các ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đó, đặc biệt là trong quá trình hưởng thụ của con người.

Để thực hiện phương pháp này trước hết phải lựa chọn những loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà trong đó nó thể hiện rõ yếu tố tác động của nhân tố môi trường. Sau đó phải tiến hành “ bóc tách” yếu tố môi trường tác động tới giá cả hàng hoá, dịch vụ đó.

F(HH) = F (X1,X2,…Xn) + F(MT) F(HH) : Giá hàng hoá thị trường

Xi : các yếu tố( trừ yếu tố môi trường) ảnh hưởng đến giá hàng hoá thị trường.

MT : yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giá hàng hoá thị trường

5.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Phương pháp này bỏ qua việc xem xét, nghiên cứu thông qua giá cả trên thị trường bằng cách điều tra trực tiếp từng cá nhân về việc đánh giá chất lượng hàng hoá môi trường và trên cơ sở đánh giá của cá nhân được cân đối với mức độ của dịch vụ chất lượng môi trường mang lại để người ta xây dựng một quy luật dưới dạng đường cầu đã được nghiên cứu, xem xét trong kinh tế.

SN WTA SN WTP MT F( )= × = × SN : số người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG RỪNG CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng giá trị KT của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương.doc (Trang 28 - 33)