T
thống kiểm soát nội bộ:
Nhìn chung, các doanh nghiệp qua khảo sát đều thực hiện thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ ẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành bởi 5 bộ phận (1): Môi trường kiểm soát, (2): Đánh giá rủi ro, (3): Các hoạt động kiểm soát, (4): Thông tin và truyền thông, (5): Giám sát.
Môi trường kiểm soát chung được tạo ra và phụ thuộc rất nhiều vào cung cách mà nhà quản lý thiết lập đối với một tổ chức. Nó tạo ra các chính sách, các trình tự và các chỉ dẫn đảm bảo cho sự giám sát liên tục và có hiệu quả đối với các nghiệp vụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đều ý thức sâu sắc rằng: nếu không có sự chỉ dẫn chung và sự giám sát liên tục của bộ phận quản lý, sẽ không có một sự đảm bảo nào về các bước kiểm soát của nhân viên được tiến hành một cách thích hợp và có hiệu quả. Do vậy, các doanh nghiệp đều chú trọng vào việc hình thành môi trường kiểm soát tốt cho doanh nghiệp mình. Việc thiết lập môi trường kiểm soát tốt còn được “chuyên nghiệp hóa” bởi hệ thống ISO mà phần lớn các doanh nghiệp có qui mô lớn đều áp dụng. Có thể nói môi trường kiểm soát mạnh chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của những kỹ thuật kiểm soát cụ thể. Tuy nhiên, nếu thiếu một môi trường kiểm soát mạnh thì tính hiệu quả tổng quát của kiểm soát cũng như độ tin cậy cuối cùng của số liệu được tạo ra bởi các hệ thống kế toán và thông tin sẽ bị giảm đi.
Kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nhận dạng và phân tích các rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh, phân loại rủi ro nào ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh có thể chấp nhận được và các phương pháp phải thực hiện để quản lý rủi ro. Việc đánh giá rủi ro luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp ý thức thực hiện trong hệ thống kiểm soát nội bộ của mình, nhằm đảm bảo các mục tiêu chung của tổ chức và từng mục tiêu riêng cho từng hoạt động được thỏa mãn. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào kết quả của các quyết định của nhà quản lý trong nhận dạng, phân tích và quản lý rủi ro.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều tuân thủ các nguyên tắc cần thiết của hoạt động kiểm soát về phân chia trách nhiệm đầy đủ, về việc ủy quyền đúng đắn cho
các nghiệp vụ và hoạt động, bảo vệ tài sản vật chất và thông tin, kiểm tra độc lập và phân tích rà soát thông tin.
Thông tin và truyền thông trong hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được các doanh nghiệp chú ý. Các doanh nghiệp đều chú trọng tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin, và có ý thức tổ chức thông tin được cung cấp một cách kịp thời, chính xác.
Tuy được thành lập tương đối bài bản, nhưng việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được các doanh nghiệp chú trọng. Còn một số các doanh nghiệp, các nhà quản lý chưa thực hiện đánh giá thường xuyên và định kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xem xét hoạt động của nó có đúng như thiết kế và cần phải điều chỉnh gì cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn, nhằm duy trì sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ qua những thời kỳ khác nhau.