Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng kỹ thuật phân tích của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 83 - 87)

- Kết hợp với phần công nợ phải thu để phân tích vòng quay khoản phải thu, hiệu quả của việc bán hàng nợ mức dư công nợ tối đa

Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

3.2.7. Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng kỹ thuật phân tích của kiểm toán viên

nhận của kiểm toán viên

Thông tin thu được qua thư xác nhận được cung cấp từ bên thứ ba dưới dạng văn bản nên có tính khách quan, có độ tin cậy cao nếu KTV đảm bảo kiểm soát được quá trình gửi và nhận thư. Nhưng bằng chứng này sẽ không có ý nghĩa nếu bên thứ ba và đơn vị được kiểm toán có sự móc nối với nhau về giá trị xác nhận. Các công ty kiểm toán thường tiến hành gửi thư xác nhận trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Quy trình gửi thư xác nhận đến khi nhận được thư trả lời có thể tốn nhiều thời gian và có thể có một số rủi ro. Nhiều trường hợp công ty đã kết thúc kiểm toán nhưng vẫn chưa nhận được thư trả lời. Để đảm bảo cho công tác thu thập bằng chứng được hiệu quả, kiểm toán viên nên liên lạc trước với khách hàng yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan đến các khoản công nợ theo từng khách hàng, trong đó nêu rõ đâu là khách hàng thường xuyên, khách hàng đơn lẻ, bảng phân tích công nợ…

Trường hợp không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận , KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế như kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khóa sổ hoặc kiểm tra các nghiệp vụ hình thành số dư để đảm bảo việc ghi nhận số dư là có cơ sở.

3.2.7. Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng kỹ thuật phân tích của kiểm toán viên của kiểm toán viên

Các công ty kiểm toán ít nhiều đã áp dụng kỹ thuật phân tích trong quá trình thu thập bằng chứng. Tuy nhiên việc áp dụng này còn nhiều hạn chế nhất định trong đa phần các công ty kiểm toán. Các kiểm toán viên thường thực hiện các thử nghiệm chi tiết hơn là phân tích. Việc phân tích trong nhiều

trường hợp không được thực hiện trong hồ sơ kiểm toán. Kỹ thuật phân tích thường không được các công ty kiểm toán chú trọng nhiều trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Để giảm bớt thời gian kiểm toán và nâng cao chất lượng của các bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm toán viên cần tăng cường hơn nữa việc vận dụng cả ba thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán, đặc biệt đối với các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Đồng thời để có những nhận định đúng đắn về các thông tin và bằng chứng thu được, kiểm toán viên cần tăng số lượng các tỷ suất lên để so sánh với nhau, với các thông tin phi tài chính, với các số liệu thống kê trung bình trong ngành để nắm bắt được xu hướng biến động của các chỉ tiêu từ đó xác định được các khoản mục có nghi vấn để đi vào kiểm tra kỹ hơn. Việc thực hiện thủ tục phân tích nên được thực hiện theo các bước sau:

- Xác định khoản mục tài khoản cần phân tích

- Tiến hành lập bảng phân tích, tính toán giá trị ước tính của các khoản mục

- Xác định chênh lệch, tìm hiểu và giải thích nguyên nhân chênh lệch - Đưa ra ý kiến đánh giá và kết luận về các khoản mục

Ngoài ra, KTV cũng nên sử dụng phương pháp phân tích tỷ suất để đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty cần kiểm toán (tỷ suất thanh toán, tỷ suất đầu tư, tỷ suất nợ…), chú trọng hơn việc xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính trong kỳ của khách thể kiểm toán để có thể đánh giá kết quả kinh doanh một cách toàn diện hơn, chính xác hơn, cung cấp được thông tin trung thực hơn về BCTC của công ty cần được kiểm toán.

Bên cạnh việc hoàn thiện từng kỹ thuật thu thập đối với từng công ty kiểm toán, KTV cũng cần tiến hành hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm của bản thân. Việc hoàn thiện các kỹ năng của bản thân phải

được KTV đặt lên hàng đầu, KTV cũng cần tiến hành quan sát các nghiệp vụ bất thường để có được những nhận định hợp lý. Ngoài ra KTV cũng cần học hỏi đồng nghiệp để tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn nữa.

Ngày nay thế giới ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập ngày càng diễn ra mạnh mẽ, việc thu thập phát hiện bằng chứng kiểm toán hình sự còn khá mới mẻ, công việc này cũng không phải là đơn giản do chưa có được nhiều trải nghiệm thực tế liệu chúng ta có thể làm tốt nếu như chúng ta đóng vai trò là người đi thu thập bằng chứng kiểm toán, và liệu khi đó KTV có thực sự làm tốt hay không nếu đang đứng trước một gánh nặng đó, tính độc lập của KTV có còn được đảm bảo hay không đó quả là một câu hỏi lớn. Nhà nước ta có cần bồi dưỡng thêm cho KTV về lĩnh vực này hay không, có cần thiết tạo thêm cơ sở pháp lý cho công việc này hay không thì cần phải xem xét để có những bước đi hợp lý.

KẾT LUẬN

Kiểm toán ngày càng có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Kiểm toán là công cụ hiệu quả để quản lý thuế, ngân sách nhà nước, thị trường chứng khoán hay quản lý tài chính nói chung. Với các doanh nghiệp, kiểm toán đưa ra ý kiến về tính chính xác, minh bạch của các bảng khai tài chính từ đó giúp doanh nghiệp huy động được vốn từ các nguồn khác nhau, đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn nhận được những sai sót trong quản lý và hạch toán để hoàn thiện hơn bộ máy quản lý. Ở Việt Nam, ngành kiểm toán đang phát triển mạnh, đó là cơ hội cho các công ty kiểm toán cố gắng phát huy những điểm mạnh, khắc phục nhược điểm để nâng cao vị thế của mình trong ngành Kiểm toán Việt Nam. Để nâng cao vị thế của công ty, trước hết cần phải hoàn thiện công tác kiểm toán, đặc biệt là nâng cao các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán ở Việt Nam đã đạt được nhiều ưu điểm, là cơ sở để tiến hành thành công rất nhiều cuộc kiểm toán trong thời gian qua. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán còn rất nhiều hạn chế, đó là do đặc điểm cố hữu của những phương pháp đó, cũng là do sự mới mẻ của ngành kiểm toán ở nước ta. Để có thể khắc phục những hạn chế đó, các công ty kiểm toán độc lập cần hoàn thiện hơn nữa các chương trình, thể thức kiểm toán của mình, cũng rất cần sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các công ty kiểm toán độc lập. Với một số kiến nghị nêu trên, chúng em hi vọng góp phần hoàn thiện và nâng cao các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, đem lại một vị thế mới cho các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w