Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian ngâm chìm định kỳ đến

Một phần của tài liệu Thiết kế và nghiên cứu hệ thống Bioreator cho cây dứa cayenne (Trang 56 - 61)

Bảng 4.5-Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 2

Nghiệm thức MT lỏng ngâm chìm định kỳ 10'/1h MT lỏng ngâm chìm định kỳ 10'/2h Trọng lƣợng tƣơi trung bình(g) 2,07 4,73 Trọng lƣợng khô trung bình(g) 0,15 0,287 Hệ số nhân chồi 14,83 21,25

Chiều cao chồi (cm)

2,27 2,76

Đặc điểm hình thái

Cây con phát triển tốt, lá xanh ,mềm,không tích

nước, không có hiện tượng thủy tinh thể

Cây con phát triển tốt, lá xanh ,mềm,không tích

nước, không có hiện tượng thủy tinh thể

Chồi dứa sau 4 ngày nuôi Chồi dứa sau 4 tuần nuôi

Bảng 4.6-Ảnh hưởng của yếu tố thời gian ngâm chìm đến hệ số nhân chồi của cây dứa Cayenne trong bình bioreactor TIB

Nhận xét:

Hiệu quả nhân chồi ở 2 nghiệm thức là khác nhau. Hệ số nhân chồi trung bình của nghiệm thức 10’/2h(10 phút trong chu kỳ 1h) có kết quả vượt trội so với nghiệm thức 10’/1h. Kết quả trên cũng là một điều hợp lý. Vì cây dứa vốn là loại thực vật thích hợp với điều kiện khô ráo thoáng khí. Do vậy khi ngâm chìm với tần số 10’/1h làm cho cây dứa phát triển không tốt, hiệu quả nhân chồi không cao. Krueger và cộng sự (1991) đã chứng minh được tầm quan trọng của tần số ngập chìm lên hiệu quả nhân chồi ở cây “serviceberry”. Cây bị mọng nước khi xử lý ở chế độ ngập chìm 5 phút/30 phút (5 phút ngập trong chu kỳ 30 phút), và không bị mọng nước khi xử lý ngập chìm 5phút/60phút. Tuy nhiên, chế độ xử lý 5 phút/30 phút lại tốt cho sự nhân về số lượng chồi. Từ đó, tác giả đề nghị sử dụng chu kỳ 5phút/30phút ở giai đoạn đầu nuôi cấy để nhân số lượng và áp dụng chu kỳ sau 5phút/60phút để duy trì chất lượng chồi. Qua thí nghiệm này, tác giả cũng quan sát được khoảng thời gian thích nghi của thực vật khi thời gian ngập chìm bị thay đổi.

-Thí nghiệm cho thấy cây dứa thích hợp với điều kiện ngâm chìm 10phút/2giờ hơn so với 10phút/1h.

-Trong quá trình tiến hành thí nghiệm có một sự khác biệt so với một số tác giả khi thiết lập hệ thống : sử dụng bông gòn lót ở mặt dưới đáy giúp cho việc giữ môi trường dinh dưỡng lâu hơn. Còn ở thí nghiệm của một số tác giả : sử dụng một miếng lưới lót phía dưới dẫn tới chất dinh dưỡng được rút hết toàn bộ.

Nghiệm thức Hệ số nhân chồi

TIB 10’/1H 14,78a

HỆ SỐ NHÂN CHỒI 0 5 10 15 20 25 SKLT 1L SKGĐ 1L SKLT 1,5L SKGĐ 1,5L TIB 10'/1h TIB 10'/2h

Hình 4.6-Biểu đồ hệ số nhân chồi CHÚ THÍCH :  SKLT 1L : sục khí liên tục 1lít

 SKGĐ 1L : sục khí gián đoạn 1 lít

 SKLT 1,5L : sục khí liên tục 1,5 lít

 SKGĐ 1,5L : sục khí gián đoạn 1,5 lít

 TIB 10’/1h : ngâm chìm định kỳ 10 phút/1 giờ

 TIB 10’/2h : ngâm chìm định kỳ 10 phút/2 giờ

*Nhận xét : Biểu đồ trên cho thấy phương pháp nuôi cấy ngâm chìm định kỳ (TIB) cho hiệu quả nhân chồi cao hơn hẳn so với phương pháp nuôi cấy sục khí. Đặc biệt, tần số ngâm chìm đình kỳ 10’/2h cho hiệu quả cao nhất.

Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết Luận :

Hệ thống bioreactor đã chứng tỏ khả năng nhân sinh khối với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, mỗi loại cây cần có một kiểu bioreactor thích hợp.Trong các kiểu bioreactor đó, TIB đã cho thấy những ưu điểm phù hợp với sự phát triển của cây dứa. Từ những kết quả đạt được có thể kết luận như sau :

+Bioreactor sau khi thiết kế đã hoạt động tốt

+Hình thức nuôi cấy cây dứa bằng bioreactor sục khí là không phù hợp cho sự phát triển của cây dứa.

+Thể tích môi trường 1,5L cho kết quả khả quan hơn so với thể tích 1L khi nuôi cấy bằng bioreactor sục khí liên tục.

+Bioreactor sục khí liên tục giúp cho cây dứa phát triển tốt hơn so với bioreactor sục khí gián đoạn.

+Bioreactor ngâm chìm định kỳ là loại bioreactor phù hợp cho sự phát triển của cây dứa.

+Thời gian ngâm chìm định kỳ 10 phút/2h là thích hợp hơn cho cây dứa.

+Cây con ở bioreactor ngâm chìm định kỳ có hình thái đẹp (lá xanh non, không bị đen) hơn so với bioreactor sục khí.

Một phần của tài liệu Thiết kế và nghiên cứu hệ thống Bioreator cho cây dứa cayenne (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)