Phƣơng pháp thu và định danh hình thái mẫu cá bột

Một phần của tài liệu Ứng dụng khóa phân loại hình thái và vùng 16s rRNA trên DNA ty thể trong định danh cá bột thuộc họ Pangasiidae (Trang 26 - 27)

Sử dụng mẫu đã đƣợc thu từ tháng 6/2006 đến tháng 9/2006, trên hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Mẫu đƣợc thu mỗi ngày 4 lần: 5giờ sáng, 11 giờ, 17 giờ và 23 giờ trên mỗi nhánh sông (mỗi lần thu đƣợc tính là một mẫu). Mẫu đƣợc thu bằng lƣới Bongo net có kích thƣớc mắt lƣới 2a = 1 mm. Sau đó cố định mẫu bằng formol 5% và bảo quản trong ethalnol 20%, lƣu giữ tại Bộ Môn Ngƣ Loại Học, Phòng Nguồn Lợi và Khai Thác Thủy Sản Nội Địa. Từ các mẫu đƣợc lƣu giữ, chúng tôi lần lƣợt tách và lựa ra các cá thể họ Pangasiidae, để riêng từng mẫu và ghi nhận lại: Vị trí thu mẫu, thời gian thu mẫu, số lƣợng Pangasiidae từ mẫu ban đầu.

Các số liệu sau khi ghi nhận, đƣơc xử lý với các hàm trong Access và Excel. Mẫu bổ sung thu từ 22/6/2007 – 30/6/2007, ngày hai lần trên mỗi nhánh sông với hai ngƣ cụ: lƣới Bongo net có kích thƣớc mắt lƣới 2a = 1 mm và đáy nhỏ. Sau đó mẫu đƣợc bảo quản trong ethalnol 95%.

Từ các mẫu chứa họ Pangasiidae đem quan sát dƣới kính hiển vi sôi nổi với độ phóng đại 40 lần, kết hợp cùng với các tài liệu phân loại để xác định cụ thể từng loài riêng biệt: P. hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema. Ba lọ nhựa có dán nhãn riêng biệt đƣợc sử dụng để lƣu giữ tất cả các cá thể ứng với mỗi loài trên. Đồng thời ghi lại các thông tin liên quan nhƣ: Vị trí thu mẫu, thời gian thu mẫu, số lƣợng từng loài: P. hypophthalmus, P. larnaudii, P. macronema.

16

Trong quá trình định loại, chúng tôi cố gắng phân loại hết tất cả các loài có trong họ Pangasiidae. Sỡ dĩ chúng tôi chú trọng đến ba loài trên là vì trên ngân hàng genbank đang lƣu giữ ba loài trên.

Một phần của tài liệu Ứng dụng khóa phân loại hình thái và vùng 16s rRNA trên DNA ty thể trong định danh cá bột thuộc họ Pangasiidae (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)