Kết quả khảo sát mô học tôm càng xanh có dấu hiệu đục thân

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp mô học truyền thống khảo sát sự biến đổi cấu trúc tế bào tôm cành xanh bị bệnh đục thân (Trang 41 - 43)

Trong 11 mẫu TCX thu tại Bến Tre, ngoài những dấu hiệu đục thân, ấu trùng TCX còn có những triệu chứng tƣơng tự các mẫu thu tại An Giang: lờ đờ, giảm ăn, bất động, …. Kết quả khảo sát mô học đƣợc ghi nhận trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích mô học 11 mẫu TCX bị bệnh đục thân Trại giống 3

STT Ngày thu Tuổi thu (ngày)

INOs trong khối gan tụy

INIs trong cơ quan mang Hoại cơ 1 25/07/2007 25 (L) - 5% (+) - 2 -nt- -nt- - 20% (+) 50% (++) 3 26/07/25007 -nt- 10% (+) - 25% (+) Trại giống 4 4 27/07/2007 20 (L) - - 15% (+) 5 -nt- 20 (L) - - 10% (+) 6 -nt- 17 (L) 15% (+) 10% (+) 50% (++) 7 -nt- 10 (PL) - 10% (+) 5% (+) 8 28/07/2007 21 (L) - - 30% (++) 9 -nt- 21 (L) - - 5% (+) 10 -nt- 18 (L) - - 15% (+) 11 -nt- 19 (L) - 10% (+) -

Ghi chú: (-) Không có dấu hiệu bất thƣờng. (+) Tỉ lệ bất thƣờng < 30%. (++) Tỉ lệ bất thƣờng 30% - 60%. (+++) Tỉ lệ bất thƣờng > 60%. L (larvae) ấu trùng; PL (postlarvae) hậu ấu trùng; INIs (intranuclear inclusion bodies) thể vùi bên trong nhân tế bào; INOs (intranuclear oclusion bodies) thể ẩn bên trong nhân tế bào.

Cũng theo quy trình nƣớc xanh cải tiến, tình hình chung tại các trại giống ở Bến Tre không khác biệt nhiều so với ở An Giang, số lƣợng ấu trùng giảm do chết đáng kể. Đặc biệt xuất hiện bệnh đục thân tại vài bể ƣơng. Kết quả phân tích mô học cho thấy trong 11 mẫu ấu trùng và hậu ấu trùng thu đƣợc, có 5/11 mẫu (45,45%) có các thể vùi xuất hiện trong nhân của các tế bào trên cơ quan mang, 9/11 mẫu (81,82%) biểu hiện

sự hoại tử cơ, 2/11 (18,2%) mẫu có các thể ẩn trong nhân cơ quan gan tụy. Trong đó chỉ có 3/11 mẫu (27,3%) vừa biểu hiện hoại tử khối cơ vừa có các thể vùi bên trong nhân của các tế bào trên cơ quan mang, 1/11 (9,1%) mẫu có cả ba biểu hiện hoại tử cơ, thể vùi bên trong nhân của các tế bào trên cơ quan mang và thể ẩn bên trong nhân của các tế bào gan tụy.

Hình 4.5: Thể vùi bên trong nhân (INIs) của các tế bào trên cơ quan mang TCX (mủi tên). Nhuộm Haematocylin và eosin, x40 (A), x10 (B).

A

Hình 4.5 cho thấy các thể vùi bên trong nhân (INIs) của các tế bào trên các phiến mang. Dấu hiệu thể vùi bên trong nhân này lần đầu tiên đƣợc ghi nhận trên đối tƣợng TCX. Ngoài biểu hiện thể vùi bên trong nhân, tiêu bản quan sát còn cho thấy nhiều mẫu thu đƣợc có biểu hiện hoại tử cơ (>80%). Các bó cơ hoại tử là dấu hiệu chung phát hiện đƣợc trên đối tƣợng TCX bị đục thân (Hình 4.6).

Hình 4.6: Sự hoại tử cơ xảy ra trên TCX bị đục thân. MN (Muscle necrosis) hoại cơ, M (Muscle) cơ, HP (Hepatopancreas) khối gan tụy, DT (digestive tract) hệ thống tiêu hoá, C (Cutin) lớp kitin. Nhuộm Haematoxylin và Eosin, x 10 (A), x40 (B, C, D).

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp mô học truyền thống khảo sát sự biến đổi cấu trúc tế bào tôm cành xanh bị bệnh đục thân (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)