Phân tích thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô (Trang 34 - 37)

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thí nghiệm 1: Khử trùng mẫu cấy

Kết quả xử lý chồi mẫu tiêu bằng hai loại kháng sinh Tetracylin và Streptomycin.

Bảng 4.1 Kết quả xử lí mẫu với kháng sinh Tetracylin

Nghiệm thức Tỉ lệ mẫu sống (%) Tỉ lệ mẫu sạch (%) T2 T6 T10 30.95 23.19 29.77 17.86a 21.74c 21.43b ANOVA ns **

Ghi chú ns: không khác biệt

**: khác biệt rất có ý nghĩa

Trong cùng một cột các số tận cùng không cùng một mẫu tự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức P ≤ 0.01.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Nhìn chung, khi tăng thời gian xử lí thì tỉ lệ mẫu sống giảm.

Sau khi xử lí mẫu bằng Tetracylin với các khoảng thời gian 2 giờ, 6 giờ và 10 giờ thì tỷ lệ mẫu sống không cho sự khác biệt giữa các nghiệm thức mà đây chỉ là sự thăng giáng ngẫu nhiên không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Thí nghiệm khử trùng bằng Tetracylin cho chỉ tiêu tỉ lệ mẫu sạch sai khác rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức P ≤ 0.01. Trong đó nghiệm thức T6 cho tỉ lệ mẫu sạch cao nhất (21.74%), nghiệm thức T10 cũng cho tỉ lệ mẫu sạch khá cao (21.43%) và nghiệm thức T2 cho tỉ lệ mẫu sạch thấp nhất (17.86%).

Bảng 4.2 Kết quả xử lí mẫu với kháng sinh Streptomycin Nghiệm thức Tỉ lệ mẫu sống (%) Tỉ lệ mẫu sạch (%) S2 S6 S10 28.3b 20.03a 16.3a 12.12a 16.7b 16.7b ANOVA * *

Ghi chú *: khác biệt có ý nghĩa.

Trong cùng một cột các số tận cùng không cùng một chữ khác biệt có ý nghĩa ở mức 0.01< P ≤ 0.05.

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Cả 3 nghiệm thức trong thí nghiệm khử trùng mẫu bằng Streptomycin đều cho chỉ tiêu tỉ lệ mẫu sống và mẫu sạch khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0.01 < P ≤ 0.05.

Nghiệm thức S6 và S10 cho chỉ tiêu tỉ lệ mẫu sống không khác biệt về mặt thống kê theo thứ tự lần lƣợt là 20.03% và 16.3%, nhƣng khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với chỉ tiêu mẫu sống của nghiệm thức S2 (28.3%).

Tỉ lệ mẫu sạch của nghiệm thức S6 và S10 cho kết quả không khác biệt về mặt thống kê, nhƣng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức S2. Nghiệm thức S6 và S10 đều cho tỉ lệ mẫu sạch đạt 16.7%, còn nghiệm thức S2 cho tỉ lệ mẫu sạch thấp nhất chỉ đạt 12.12%.

Kết luận: Cả 2 nghiệm thức T6 và S6 cho tỉ lệ mẫu sạch tốt hơn các nghiệm thức còn lại.

Bảng 4.3 Tỉ lệ mẫu sống và mẫu sạch xử lí kháng sinh Tetracylin và Streptomycin

trong thời gian 6 giờ

Thời gian xử lí 6 giờ

Kháng sinh Tỉ lệ mẫu sống (%) Tỉ lệ mẫu sạch (%)

Tetracylin Streptomycin 23.19 20.03 21.74b 16.7a ANOVA ns **

Ghi chú ns: không khác biệt

**: khác biệt rất có ý nghĩa

Trong cùng một cột các số tận cùng không cùng một chữ khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0.01.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy:

Kháng sinh Tetracylin cho tỉ lệ mẫu sống không khác biệt về mặt thống kê so với tỉ lệ mẫu sống của kháng sinh Streptomycin.

Kháng sinh Tetracylin cho tỉ lệ mẫu sạch khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với tỉ lệ mẫu sạch của kháng sinh Streptomycin. Kháng sinh Tetracylin cho hiệu quả khử trùng đạt 21.74% trong khi hiệu quả khử trùng của Streptomycin chỉ đạt 16.7%. Kết luận sơ bộ: Thời gian khử trùng của cả Tetracylin và Streptomycin đều cho hiệu quả tốt nhất ở mức 6 giờ. Nhƣng kháng sinh Tetracylin cho tỉ lệ mẫu sạch (21.74%) cao hơn tỉ lệ mẫu sạch của kháng sinh Streptomycin (16.7%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống vô tính cây tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô (Trang 34 - 37)