Kết quả giải phẫu hình thái

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Trang 49)

Hình 4.9. Vết bệnh cắt ngang – A: cây tầm gửi, B: cây cao su

Hình 4.10. A: Mô của cây bị nhiễm bệnh, B: Mô của cây không bị nhiễm bệnh

A

Ký sinh là một hình thức sống có lợi nhất trong nhiều loài thực vật có hoa (Knutson, 1983; Musselman & Press, 1995). Cây tầm gửi ký sinh thiết lập một thảm thực vật liền với cây chủ và chúng có tính thích ứng rất rộng trên nhiều loài cây khác nhau. Khi xâm nhiễm vào cây chủ, biểu hiện bên ngoài là sự hình thành các khối u, lồi trên bề mặt thân cành từ đó đâm sâu rễ vào các mô bên trong hút chất dinh dƣỡng để sống [19], [22],. Từ hình A và B cho thấy đƣợc sự khác biệt về cấu tạo mô gỗ bên trong của cây cao su bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh. Với mô không nhiễm bệnh có sự đồng nhất về cấu trúc gỗ, trong khi mô nhiễm bệnh có sự hiện diện của giác hút tầm gửi. Hiện tƣợng này làm thay đổi về kích thƣớc và hình dạng cành ký sinh, ngoài ra về cấu trúc gỗ bị yếu dẫn đến hiện tƣợng gãy và chết cành thƣờng xuất hiện quanh năm.

Theo cô Nguyệt (Khoa Lâm Nghiệp Đại học Nông Lâm), mô cây bị nhiễm bệnh (Hình 4.10 A) các tia gỗ bị biến dạng không bình thƣờng, sự ăn bám của cây tầm gửi đã làm cho các mô của cây bị thiếu nƣớc và dinh dƣỡng nên chúng bị khô và teo lại, biểu hiện bên ngoài là cành cây phát triển không bình thƣờng, nơi tầm gửi xâm nhiễm mô cây bị biến dạng không đồng nhất, cây còi cọc yếu ớt. Cụ thể là các tia gỗ cong lại chằng chịt, không thấy rõ các đƣờng vân gỗ. Ngƣợc lại, ở cây không bị nhiễm bệnh (Hình 4.10 B), cấu tạo các tia gỗ bình thƣờng, đƣờng vân và tia gỗ thấy rất rõ. Qua đó có thể nhận thấy rằng cây tầm gửi gây ảnh hƣởng rất lớn đến các cấu trúc tự nhiên của cây, phá vỡ nó và cuối cùng làm cho cây chủ yếu đi và chết.

4.5. Bƣớc đầu thử nghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC

Vị trí ký sinh của tầm gửi thƣờng tập trung trên tán lá, nơi có chiều cao cách mặt đất có khi lên đến 15-20 m. Điều này dẫn đến các biện pháp phòng trị bằng thủ công và phun trực tiếp bằng hoá chất BVTV gặp nhiều khó khăn về khía cạnh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Ngay tại Nông trƣờng Ông Quế, việc sử dụng câu móc bằng thủ công đã đƣợc thực hiện, nhƣng sau đó những cây tầm gửi này tái sinh và phát triển lại bình thƣờng, do không diệt đƣợc hoàn toàn những bộ phận bám chắc vào thân và giác hút. Công việc này thƣờng tốn rất nhiều công lao động và nguy cơ tai nạn lao động thƣờng xảy ra.

Ngoài ra, biện pháp sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật với phƣơng pháp phun trực tiếp lên cũng gặp trở ngại tƣơng tự nhƣ áp dụng biệp pháp thủ công, hiện tƣợng ngộ độc cho cây cao su cũng làm biện pháp này không khả thi trong điều kiện thực tế. Trƣớc đây nông trƣờng cũng đã sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4-D nhƣng không thể tiêu diệt hoàn toàn, khi phun lên tán cây bị nhiễm bệnh cây tầm gởi bị rụng lá nhƣng sau một thời gian nó vẫn có khả năng tái sinh trở lại.

Theo ngƣời dân địa phƣơng, cũng có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trƣởng Ethephon để phun lên chúng, nhƣng phƣơng pháp này cũng có điều bất lợi là cần phải phun lặp đi lặp lại nhiều lần và cây tầm gửi vẫn có khả năng tái sinh phát triển trở lại sau một thời gian.

Trƣớc tình hình đó, để có thể giải quyết cây tầm gửi với tỷ lệ nhiễm cao, đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy Phan Thành Dũng chúng tôi tiến hành thực hiện phƣơng pháp thí nghiệm mới là dùng thuốc chích vào thân cây. Qua trao đổi và có thông tin về Galon 250 EC đã áp dụng thành công để trị tầm gửi ký sinh trên cây cao su tại Châu Phi. Đây là một dạng của thuốc trừ cỏ lá rộng đƣợc dùng phổ biến tại các đồn điền trồng cao su, cọ dầu…. và đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam. Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại vƣờn cây ở nông trƣờng Ông Quế và sử dụng thuốc với các liều lƣợng tăng dần: 2, 4, 6, 8 ml. Do bƣớc đầu thử nghiệm với phƣơng pháp này và trong thời gian thực tập ngắn nên với liều lƣợng 4, 6, 8 ml tỏ ra không có hiệu quả đối với cây tầm gửi nhƣng lại làm chết cây cao su. Biểu hiện của của cây cao su và cây tầm gửi qua các thời điểm xử lý nhƣ sau:

Cây cao su và cây tầm gửi lúc đầu

Tuần thứ 3, cây cao su rụng lá hoàn toàn, chỉ còn cây tầm gửi

Tuần thứ 7, cây cao su chết và cây tầm gửi cũng chết

Hình 4.11. (a), (b), (c), (d), (e) - Biểu hiện của cây cao su và cây tầm gửi

Sau khi thực hiện thí nghiệm và thu đƣợc kết quả nhƣ trên, nhận thấy rằng liều lƣợng thuốc cần đƣợc thử nghiệm hơn nữa cũng nhƣ chọn loại thuốc phù hợp. Trong một tuần đầu, cây cao su và cây tầm gửi chƣa có biểu hiện gì (Hình 4.11.a). Qua tuần thứ hai, cây cao su bắt đầu vàng lá từ trên ngọn vàng xuống, các lá non vàng trƣớc và sau đó đến lá già và có hiện tƣợng xì mủ tại vị trí tiêm thuốc (Hình 4.11.b) và rụng toàn bộ vào tuần thứ ba (Hình 4.11.c). Đến tuần thứ năm, cây tầm gởi cũng bắt đầu vàng lá (Hình 4.11.d) và sang tuần thứ bảy, cây cao su và cây tầm gửi đều chết (Hình 4.11.e). Nhƣ vậy, với những nồng độ xử lý trên sẽ là một định hƣớng bƣớc đầu cho công tác thử nghiệm sau này. Vì cây tầm gửi ký sinh và đâm rễ vào trong thân cây chủ nên có mối liên quan lẫn nhau. Vì vậy, cần phải đề ra đƣợc một nồng độ thích hợp hoặc sử dụng một dạng thuốc khác có thể hạn chế và tiêu diệt cây tầm gửi.Vấn đề khó khăn ở đây là với nồng độ cao thì thời gian chết của cây tầm gửi khá lâu (khoảng 7 tuần) và cây cao su cũng chết. Cây tầm gửi là loại cây có lá xanh quanh năm, có thể quang hợp đƣợc nhƣng chúng không vận dụng khả năng này để sống mà sống bằng chất dinh dƣỡng của cây mà nó ký sinh cho nên khi cây cao su đƣợc xử lý với hoá chất, cây tầm gửi một mặt mất đi nguồn cung cấp dinh dƣỡng mặt khác bị ảnh hƣởng bởi thuốc thí nghiệm nên không còn khả năng duy trì và sẽ chết theo sau đó. Điều này cho thấy rằng sự sống của cây tầm gửi phụ thuộc hoàn toàn vào cây cao su: cây tầm gửi cần có cây cao su để sống và cây cao su chết thì tầm gửi cũng chết do khả năng tự quang hợp không đủ, ngoài ra còn có tác động phần nào của thuốc Garlon 250 EC.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng do thời gian tiến hành có giới hạn nên chúng tôi chỉ đạt đƣợc một số kết quả nhất định và những kết quả này chỉ là kết quả bƣớc đầu. Các kết quả đạt đƣợc:

- Mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế khá cao, ảnh hƣởng đến sản lƣợng và chu kì kinh tế của cây.

- Định danh đƣợc các loài tầm gửi phổ biến, cụ thể là các loài: Macrosolen cochinchinensis, Viscum articulatum, Dendrophtoe pentandra, Helixanthera cylindrica, Macrosolen tricolor, Taxillus chinensis.

- Kết quả giải phẫu mô so sánh đƣợc sự khác nhau giữa mô cây bị nhiễm bệnh và mô cây không bị nhiễm bệnh.

- Xử lý cây tầm gửi bằng hóa chất Garlon 250 EC ở liều lƣợng thí nghiệm chƣa thấy có hiệu quả phòng trị đối với cây tầm gửi.

5.2. Đề nghị

- Cần phải tìm hiểu thêm về cấu tạo mô giữa cây bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh.

- Tác động của cây tầm gửi đến sinh lý và sự sinh trƣởng của cây ký chủ, sự tƣơng tác giữa ký sinh và ký chủ.

- Khảo sát sự sinh trƣởng của cây tầm gửi từ giai đoạn cây con cho đến khi trƣởng thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] Đặng Văn Vinh, 1997. Cao su thiên nhiên trên thế giới. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh. 279 trang.

[2] Hồ Thị Tú Anh, 2005. Kỷ yếu 30 năm Tổng Công ty Cao su VIệt Nam. Công ty TNHH In Bao Bì Tân Á Châu. 640 trang.

[3] Lê Quang Thung, Trần Thị Thúy Hoa, Nguyễn Minh Khang, Nguyễn Thanh Long, 2006. Cao su Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế. Nhà Xuất bản Lao Động. 506 trang.

[4] Phan Thành Dũng, 2004. Kỹ thuật bảo vệ thực vật cây cao su. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.120 trang.

[5] Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ miềm Nam, tập 2. Nhà xuất bản trẻ.

[6] Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu, 1996. Giáo trình cây công nghiệp. NXB Nông nghiệp.

[7] Trần Công Khánh, 1981. Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật. Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội.

[8] GS. TS Phạm Văn Biên, PGS. TS Bùi Cách Tuyến, KS Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm nang thuốc bảovệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[9] Trần Lân Ban,1993. Sách tra cứu nông dược. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[10] Bách khoa toàn thư. Họ chùm gởi Loranthacea.

[11] Vi Văn Toàn, 2004. Thành phần cỏ dại phổ biến trên vườn cao su đất đỏ bazan tại Gia Lai và hiệu quả phòng trị của Glyphosate và 2,4 – D. Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

[12] Mai Văn Sơn, 2003. Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ và thị trường bền vững cao su phục vụ chế biến và xuất khẩu. Báo cáo hiện trạng khai thác sản xuất cao su ở Việt nam, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

[13] Lê Quang Thung, Chủ tịch hiệp hội cao su Việt Nam. Đầu tư phát triển ngành cao su thiên nhiên Việt Nam: cơ hội và thách thức. Tại Hội nghị Cao su Đông Nam Á, ngày 14-16/6/2007, Phonom Penh, Cambodia.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

[14] Roger N. Hilton, 1959. Maladies of Hevea in Malaya. Rubber Research I Institute Kuala Lumpur, Malaya. pp.44.

[15] T. Petch. B. A, 1921. The diseases and pests of the rubber tree. Macmillan and co, Limited, London UK. pp.164

[16] Michael G. Gilbert, 2003. Loranthaceae.Flora of China 5: 220 – 239.

[17] Blume in Roemer & Schultes, Syst. Veg. 7: 1731. Macrosolen. Flora of China. Oct-Dec, 1830.

[18] Teighem, Bull. Soc. Bot, 1894. Macrosolen cochinchinensis. Flora of China. France 41:122

[19] Angie Ng, 2006. Germination of Macrosolen cochinchinensis. Bird Ecology StudyGroup, Nature Society. Friday, March 10, 2006, Singapore.

[20] Perry, E. J, 1995. Broadleaf Mistletoe in Land seape Trees. University of Aclifornia. Coop. Ext, Marin country, Hortscript # 14.

[21] Torngren, T.S. E.J. Perry, and C.L. Elmore, 1980. Mistletoe control in shade trees. Oakland: University of California of Division of Agriculture and Natural Resources. Leaflet 2571.

[22 Lorena Lopez – De Buen, Juan Francisco Ornelas, 1999. Frugivorous Birds, Host selection and the Mistletoe Psittacanthus schiedeanus in Central Veracruz, Mexico. Journal of Tropical Ecology, Vol. 15, No. 3. May, 1999, pp. 329 – 340.

[23] Lorena lopez de Buen and Juan Francisco Ornelas, 2001. Host compatibility of the cloud forest mistletoe Psittacanthus schiedeams (Loranthaceae) in Central Veracruz, Mexico. American Journal of Botany, 2002; 89:95-102. [24] Lamont B, 1983. Germination of mistletoe. In M.Calder and P. Bernhardt

Tài liệu Internet [25] http://www.leafvein.net [26] http://forum.ctu.edu.vn [27] http://www.plant.ac.cn [28] http://fora.huh.harvard.edu/china/mss/volume05/Loranthacea.pdf. [29] http://vi.wikipedia.org/wiki/ [30] http://members.iinet.net.au/~nindseed/pictures [31] http://farrer.csu.edu.au/ASGAP/APOL35/ [32] http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su Ngày điều tra:

Thời gian: 8h30 Lô Điểm Tổng cây cao su (cây) Số cây không bệnh (câ) Số cây bị nhiễm bệnh Số cây chết (cây) Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 L3 Đ1 100 30 7 11 12 3 12 15 Đ2 100 40 37 9 6 1 1 6 Đ3 100 30 28 14 14 2 2 10 Đ4 100 39 20 12 13 7 7 2 Đ5 100 43 26 9 5 3 1 13 M1 Đ1 100 56 31 7 1 0 1 4 Đ2 100 62 26 2 3 2 1 4 Đ3 100 63 21 5 5 3 0 3 Đ4 100 27 32 22 8 4 3 4 Đ5 100 54 35 3 1 2 0 5 N1 Đ1 100 21 22 8 16 6 18 9 Đ2 100 68 16 5 4 3 0 4 Đ3 100 42 16 15 8 6 13 0 Đ4 100 62 6 7 13 2 1 9

Phụ lục 2: Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí của tán cây cao su ở lô L3

Ngày điều tra: 2/7/2007 Thời gian: 8h30

Địa điểm: Lô L3 nông trƣờng Ông Quế, Đồng Nai.

Điểm Tổng số cây điều tra (cây) Tổng số vết bệnh Cành cấp 1 Cành cấp 2 Trên thân cây Đ1 52 257 117 86 54 Đ2 41 155 68 46 41 Đ3 53 174 64 70 40 Đ4 59 259 107 91 61 Đ5 59 324 130 120 74

Phụ lục 3: Kết quả khảo sát khả năng nảy mầm của hạt dựa theo bố trí thí nghiệm

Giống cây Số hạt thí nghiệm (hạt)

Số hạt nảy mầm

(hạt) Thời gian theo dõi

PB 235 4 2 Sau 1 tuần

GT1 4 3 Sau 1 tuần

Cây khác 4 3 Sau 1 tuần

Phụ lục 4: Tỷ lệ nảy mầm của hạt tầm gửi sau 1 tuần

Giống cây Tỷ lệ nảy mầm (%)

PB 235 0,5

GT1 0,75

Phụ lục 5: Sản lƣợng cao su tại những lô khảo sát mức độ bệnh. Tên lô Diện tích + dòng vô tính Năm trồng + năm khai thác Sản lƣợng (tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 N1 23,32 ha PB 235 + GT 1 1986 1992 23.5 19.01 27.7 49.3 34.5 39.3 30.3 M1 24,45 ha PB 235 1991 1997 18.6 22.3 29.8 26.9 29.3 28.7 25.03 L3 24,23 ha PB 235 1985 1992 20.4 33.5 34.8 25.6 28.13 21.12 21.7

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)