Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương > 100 ấu trùng/lít

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực (Trang 42 - 44)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.3.Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương > 100 ấu trùng/lít

ương > 100 ấu trùng/lít

Ở mật độ ương này, chúng tôi tiến hành theo dõi đượ trên 5 bể ương: 4 bể đều có tỷ lệ sống của hậu ấu trùng là 0%, duy nhất một bể có tỷ lệ sống tốt 21% (phụ lục).

Nhóm có 4 bể ương có tỷ lệ sống là 0%

Kết quả tỷ lệ sống của nghiệm thức này là 0%. Quan sát sự thành công , thất bại của các thí nghiệm trước thì ta thấy nhân tố nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ sống ấu trùng. Cũng như nghiệm thức này, sự chênh lệch nhiệt độ rất cao 1,61±0,630C đã nói lên nguyên nhân thất bại của các bể ương. Nhiệt độ trung bình sáng 30,4±0,49, nhiệt độ trung bình chiều 32,1±0,490C. Độ pH trung bình rất tốt và pH trung bình sáng và chiều là: 7,97±0,16; 7,97±0,12.

NH3-N vẫn nằm trong 0,23±0,14 mg/lít cũng chưa đáp ứng môi trường sống tốt cho ấu trùng. Cụ thể là cao hơn mức đề nghị của New (2002) và Lee & Wickins (1992) là 2,3 lần (0,23/0,1).

Nhóm có 1 bể ương có tỷ lệ sống 21%

Là bể ương duy nhất ở mật độ > 100 ấu trùng/lít có tỷ lệ sống cao (21% ở phụ lục).

Theo dõi các yếu tố môi trường như sau: Nhiệt độ trung bình sáng và chiều lần lượt là 30,3 ± 0,940C và 31,04 ± 1,10C. Độ pH trung bình sáng và chiều là 7,83 ± 0,08 và 7,91 ± 0,110C. So với 4 bể ương cũng ở mật độ này, ta thấy rằng nhiệt độ trung bình cũng như chênh lệch nhiệt độ trong ngày đều thấp hơn (nhiệt độ trung bình vào buổi chiều thấp hơn 10C; 32,1-30,040C, chênh lệch nhiệt độ trong ngày 0,87 ± 0,780C so với 1,61 ± 0,630C của 4 bể ương cùng mât độ.

Rõ ràng nhiệt độ trong bể ương này thích hợp hơn và ấu trùng có điều kiện phát triển tốt hơn. Nhiệt độ cũng góp một phần ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng trong bể ương này

 Nhận xét

Qua sự phân tích các yếu tố môi trường chủ yếu trong bể ương theo tỷ lệ sống ở các mật độ khác nhau. Chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:

- Độ pH trong tất cả các nhóm mật độ đều rất tốt và nằm trong ngưỡng cho phép sự phát triển tối ưu của ấu trùng tôm càng xanh.

- Trong khi đó nhiệt độ trong tất cả các bể ương đều khá cao, trung bình vào buổi sáng > 300C và trung bình vào buổi chiều thường > 31,50C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày cũng cao hơn 10C. Sự biến động nhiệt độ lớn như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của ấu trùng.

- Lượng NH3-N trung bình của các nhóm ương mật độ khác nhau đều vượt qua mức đề nghị của các tác giả New (2002), Lee & Wickins (1992) là 0,1 mg/l. Như vậy chỉ tiêu NH3-N trong nước cũng chưa đảm bảo điều kiệu sống tốt nhất cho ấu trùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực (Trang 42 - 44)