Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Một phần của tài liệu Thực Trạng Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Trong Các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 54 - 65)

Qua khảo sát thực tế chi phí hợp lý, hợp lệ trong các doanh nghiệp được tính để loại trừ ra khỏi thuế TNDN bao gồm:

- Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất trong kỳ) - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí hoạt động tài chính

- Chi phí khác

Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh

• Kế toán giá vốn hàng bán

Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên. Việc nhập xuất kho được ghi hàng ngày khi các nghiệp vụ phát sinh. Công ty xác định giá trị hàng xuất kho theo giá hạch toán. Giá trị hàng xuất kho được xác định như sau:

Giá trị hàng xuất kho = Đơn giá hạch toán x Số lượng xuất kho.

Đơn giá hạch toán = Tổng trị giá hàng nhập trong kỳ của mỗi mặt hàng Tổng lượng nhập trong kỳ của mỗi mặt hàng Đơn giá này được tính cho từng mặt hàng và từng tháng khác nhau. Như vậy mỗi mặt hàng, mỗi tháng có một đơn giá khác nhau.

Hàng xuất bán của Công ty có thể là xuất bán trực tiếp cho khách hàng hoặc xuất điều động nội bộ ngành. Đơn giá trên được áp dụng để tính giá vốn cho lượng hàng xuất ở tất cả các phương thức. Kế toán lập bảng kê xuất kho hàng hoá, số liệu tính toán trên bảng kê căn cứ vào giá hạch toán.

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, trên cơ sở lượng hàng hoá xuất bán kế toán xác định trị giá vốn hàng bán theo định khoản sau:

Có TK 156

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, do giá xăng dầu thế giới không ổn định, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thông báo giá giao tại kho Công ty mỗi tháng 02 hoặc 03 kỳ giá. Để đảm bảo công tác hạch toán toàn Công ty, hàng kỳ Công ty ban hành đơn giá hạch toán nhằm thuận tiện trong việc hạch toán giá vốn cho hàng xuất bán, do vậy sẽ có sự chênh lệch giữa giá giao và giá hạch toán. Công ty sử dụng tài khoản 156121, 15622, 15652, 15682 để phản ánh chênh lệch này.

Cuối tháng kế toán căn cứ vào Trị giá hàng nhập theo giá mua và Trị giá hàng nhập tính theo giá hạch toán theo từng kỳ kế toán xác định chênh lệch giữa giá mua và giá hạch toán, kế toán cập nhật vào máy theo định khoản:

Nợ TK 1561, 1562, 1565, 1568 Trường hợp chênh lệch Có TK 3361 giá mua và giá hạch toán > 0 Nợ TK 3361 Trường hợp chênh lệch Có TK 1561,1562, 1565, 1568 giá mua và giá hạch toán < 0 Sau đó phân bổ chênh lệch này vào giá vốn hàng bán theo Công văn số 70/XD-TCKT của Tổng Công ty ngày 14/01/2004 về việc hướng dẫn xác định giá trị tồn kho cuối kỳ.

- Nếu chênh lệch giá mua và giá hạch toán > 0. Theo tiêu thức phân bổ quy định, kế toán tính được số phân bổ tăng giá vốn để nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau:

Nợ TK 632

Có TK 1561, 1562, 1565, 1568 -Nếu chênh lệch giá mua và giá hạch toán < 0. Theo tiêu chuẩn phân bổ kế toán tính được số được giảm giá vốn hàng bán để nhập vào máy theo định khoản sau:

Nợ TK 1561, 1562, 1565, 1568

Có TK 632

Phương pháp hạch toán giá vốn được minh hoạ bằng ví dụ cụ thể như sau:

Ví dụ 2.4: Căn cứ vào bảng kê nhập hàng hoá kế toán tính được đơn giá hạch toán của mặt hàng Xăng A92 trong tháng 12/2006 là: 8.765 đồng/lít. Ngày 31/10/2006 Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh xuất bán dầu DIESEL cho đơn vị nội bộ đó là Công ty xăng dầu Quảng Bình số lượng lít thực tế: 15.824 lít, thuế suất VAT:10%, đơn giá bán chưa có thuế GTGT: 7.339 đồng.

Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng số 03458 ngày 31/10/2006 kế toán định khoản:

Nợ TK 6321: 2.861.062.535 đồng

Có TK 1561: 2.861.062.535 đồng

Căn cứ vào Bảng kê tổng hợp nhập giá vốn- giá mua Xăng A92 vào tháng 12/2006 của Công ty, kế toán xác định được chênh lệch giá mua lớn hơn giá hạch toán là: 558.562.006 đồng. Kế toán định khoản sau:

Nợ TK 1561: 558.562.006 đồng

Có TK 3361: 558.562.006 đồng

Căn cứ vào lượng tồn kho cuối tháng, kế toán lập biểu tính chênh lệch giá vốn tồn kho nhập trước, xuất trước tháng 12/2006 của mặt hàng Xăng A92 và xác định được:

- Giá trị tồn kho theo phương pháp Nhập trước, xuất trước = lượng tồn * giá nhập chuyến cuối : 594, 159 lít * 8.859 đồng = 5.263.654.581đồng.

- Giá trị tồn kho theo sổ sách = lượng tồn * giá hạch toán: 594,159 lít * 8.765 đồng = 5.207.803.635 đồng.

Vậy, chênh lệch tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và tồn kho theo sổ sách là : 5.263.654.581- 5.207.803.635 = 55.850.946 đồng. Từ đó, kế toán tính được số phân bổ chênh lệch giá mua và giá hạch toán để hạch toán tăng giá vốn: 558.562.006 - 55.850.946 =502.711.060 đồng.

Kế toán nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau: Nợ TK 6321: 502.711.060 đồng

Có TK 1561: 502.711.060 đồng

Xem sổ 2. 14. Sổ cái TK 632111 quý 4/2006 tại Công ty

Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh là một doanh nghiệp thương mại, các chi phí phát sinh trong quá trình nhập, xuất, tồn chứa hàng hoá chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh (Bán hàng). Tại Công ty hàng kỳ phát sinh các khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tập hợp và hạch toán trên tài khoản 641 (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp).

Xác định chi phí như sau: Căn cứ vào các phiếu chi, giấy báo nợ Ngân hàng, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Bảng đăng ký TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, các hoá đơn tiền nước, điện, điện thoại. Bảng thanh toán tiền lương và thanh toán các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)...vv

Tập hợp các chi phí phát sinh tại các kho, các cửa hàng bán lẻ là chi phí bán hàng.

Tập hợp các chi phí tại văn phòng Công ty (Chi nhánh) phục vụ công tác quản lý hành chính là chi phí quản lý.

Song ở Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh nói riêng, ngành xăng dầu nói chung, việc tập hợp chi phí quản lý không hạch toán trên tài khoản 642 (Chi phí quản lý). Hàng kỳ để hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 641: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Trình tự kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:

Căn cứ vào đặc điểm về mô hình tổ chức kinh doanh, tính chất của mặt hàng kinh doanh xăng dầu và yêu cầu quản trị kinh doanh của ngành, chi phí bán hàng và quản lý tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh được hạch toán chi tiết theo 17 khoản mục chi phí:

- Chi phí hao hụt.

Được tính vào chí phí hao hụt bao gồm hao hụt theo dự kiến kế hoạch và số phát sinh ngoài dự kiến kế hoạch do các nguyên nhân khách quan.

Xác định chi phí hao hụt trên cơ sở giá vốn Tổng công ty giao.

Căn cứ vào lượng hàng được xuất hao hụt, Của hàng xăng dầu Trung tâm lập chứng từ xuất hao hụt cụ thể theo (Phụ lục số 2.14.) Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho hao hụt trong tháng.

Chi phí tiền lương kinh doanh xăng dầu được xác định trên cơ sở sản lượng thực hiện và đơn giá tiền lương do Tổng Công ty xăng dầu Việt nam giao cho Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh theo kế hoạch kinh doanh hàng năm, đơn giá tiền lương Tổng Công ty giao theo số tuyệt đối.

Trên cơ sở đơn giá tiền lương và doanh thu (Lãi gộp) của từng phương thức bán để xác định quỹ lương. Hàng kỳ kế toán căn cứ vào quyết toán lương do Phòng tổ chức LĐTL lập và hạch toán chi phí tiền lương theo từng loại hình kinh doanh.

Cuối năm để hạch toán chi phí tiền lương Công ty lập Báo cáo quỹ lương.

- Chi phí bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn:

Chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là số tiền người sử dụng lao động phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước:

Hàng tháng, khi tính, trích các khoản trên lương phải trả nhân viên bán hàng, quản lý theo qui định bao gồm BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%).

Thanh quyết toán giữa Công ty và Bảo hiểm xã hội là cơ sở để hạch toán vào chi phí.

- Chi phí công cụ, dụng cụ và bao bì: Công cụ, dụng cụ và bao bì là các

loại tài sản dùng trong kinh doanh xăng dầu, các loại tài sản có giá trị nhỏ (Dưới 10.000.000 đồng) và thời gian sử dụng ngắn được xếp vào nhóm tài sản lưu động và được phân bổ vào chi phí 1 lần từ khi xuất ra sử dụng hoặc được phân bổ nhiều lần (50%, 30%...) tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của từng loại.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định : Chi phí khấu hao tài sản cố định là

số tiền khấu hao trích theo quy định của những TSCĐ liên quan đến hoạt động SXKD.

- Phương pháp xác định: Dựa vào chế độ khấu hao TSCĐ hiện hành của Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.

Hàng kỳ kế toán tính toán, xác định chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng, quản lý, Bảng tính khấu hao TSCĐ theo.

- Chi phí sửa chữa TSCĐ: Chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm cả chi phí

sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, tức là tất cả các chi phí liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa ...TSCĐ đều được tập hợp vào khoản mục này.

Theo chế độ tài chính hiện hành thì toàn bộ chi phí sửa chữa TSCĐ nhằm khôi phục năng lực của tài sản, được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo số phát sinh thực tế. Nếu chi phí sửa chữa phát sinh một lần quá lớn được phân bổ dần cho các kỳ tiếp theo. Đối với các TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ như tàu biển, tàu sông, ...

Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ cho từng hoạt động kinh doanh, tương tự như phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, cụ thể: Những TSCĐ dùng riêng biệt cho kinh doanh xăng dầu thì chi phí sửa chữa tập hợp và hạch toán trực tiếp vào khoản mục này. Đối với những TSCĐ dùng chung cho nhiều hoạt động kinh doanh thì chi phí sửa chữa tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tiêu thức phân bổ như: Mức độ tham gia của TSCĐ vào từng hoạt động kinh doanh hoặc theo doanh thu hoặc sản lượng bán ra.

Hàng kỳ kế toán căn cứ vào phiếu chi, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành và các chứng từ có liên quan kế toán phản ánh chi phí sửa chữa TSCĐ:

- Chi phí bảo quản: Chi phí bảo quản là những chi phí phát sinh trong

quá trình bảo quản do tồn, chứa, nhập, xuất nhằm giữ gìn phẩm chất mặt hàng xăng dầu; bảo vệ an toàn kho xăng dầu, cảng dầu, đường ống dẫn dầu, cửa hàng xăng dầu; bảo vệ môi trường,....

Kế toán căn cứ vào các phiếu chi, giấy báo nợ TGNH để xác định chi phí hợp lý.

- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển là các chi phí phát sinh phải

trả cho bên vận tải, để vận chuyển xăng dầu trong các công đoạn vận chuyển tạo nguồn về kho trung tâm, về cửa hàng bán lẻ, vận chuyển bán hàng cho

khách hàng (Khách hàng gồm đại lý, tổng đại lý, các doanh nghiệp hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp...) đến điểm giao nhận quy định trong hợp đồng.

- Chi phí bảo hiểm: Chi phí bảo hiểm là những chi phí mua các loại bảo

hiểm nhằm khắc phục các hậu quả khi phát sinh rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Các loại hình bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm an toàn cho người lao động, ...

- Chi phí đào tạo, tuyển dụng: Là những khoản chi cho việc đào tạo mới

(đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài), đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới hoặc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý mới, chi phí phát sinh cho quá trình tuyển dụng lao động vào làm việc tại Công ty như chi phí thi tuyển, kiểm tra, thuê khám sức khoẻ, các khoản chi hỗ trợ giáo dục cho bên ngoài như: đóng góp quỹ khuyến học, giúp đỡ học sinh tàn tật, các khoản chi phí khuyến khích học sinh học giỏi, chi phí cho phát minh sáng chế, ... Tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được chi từ chi phí nhưng phải có chứng từ hợp pháp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí

trả cho người bán và người cung cấp dịch vụ phục vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh của đơn vị

- Chi phí văn phòng và chi phí công tác: Chi phí văn phòng và chi phí

công tác bao gồm các khoản chi phí phục vụ công tác kinh doanh, bảo vệ công ty, công tác hành chính văn phòng của bộ máy quản lý, văn phòng phẩm, ấn loạt, y tế, công tác phí, vé tàu xe, xăng xe con, thuê khách sạn...., bộ chứng từ công tác phí bao gồm các chứng từ, hoá đơn, công lệnh, vé tàu xe...

- Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng bao gồm các khoản trích lập dự

phòng như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá, dự phòng trợ cấp mất việc làm...

- Chi phí theo chế độ cho người lao động: Là các khoản chi trực tiếp cho

người lao động bằng tiền hoặc hiện vật, mức chi theo chế độ tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung từng khoản chi, bao gồm :

+ Chi phí ăn ca;

+ Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành; + Chi cho lao động nữ theo quy định;

+ Chi phí khám sức khoẻ cho CBCNV, chi phí thuốc chống dịch bệnh; + Chi bảo hộ lao động: bao gồm chi mua trang phục BHLĐ và chi bồi dưỡng độc hại;

- Chi phí Quảng cáo, tiếp thị và giao dịch: Là toàn bộ các chi phí phát

sinh chi cho việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dich, đối ngoại và các loại chi phí khác. Hợp đồng quảng cáo và các hoá đơn chứng từ liên quan làm căn cứ ghi sổ.

- Chi phí thuế, phí và lệ phí: là các khoản chi về Thuế môn bài, Thuế

nhà đất, ... và các khoản lệ phí khác theo thực tế phát sinh tại đơn vị, bao gồm cả tiền thuê quyền sử dụng đất để có mặt bằng xây dựng cửa hàng bán lẻ, tiền thuê kho bãi cầu cảng.

Tất cả các khoản mục chi phí trên được kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 641

Có TK liên quan:111,1121,139, 352, 351 Xem phụ lục số 2.13. Sổ cái TK 641

Tại công ty cổ phần xây dựng số 6

• Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá thành thực tế các công trình, hạng mục công trình được xác định như sau:

Giá vốn hàng bán = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ Trong đó, chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ được đánh giá thông qua việc kiểm kê khối lượng công việc của từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

Chi phí phát sinh trong kỳ (hay còn gọi là chi phí sản xuất trong kỳ) tại công ty cổ phần xây dựng số 6 chính là các chi phí liên quan trực tiếp đến

Một phần của tài liệu Thực Trạng Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Trong Các Doanh Nghiệp Việt Nam (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w