Môi trường MRS agar và YGC agar

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình lên men lactic từ mật rỉ đường (Trang 27 - 29)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Phân lập và sơ chọn giống

4.1.1.1. Môi trường MRS agar và YGC agar

Từ các nguồn: Biolactyl, Antibio, Đại mạch, quá trình phân lập và làm thuần đƣợc 3 dạng khuẩn lạc sinh acid. Ký hiệu A, B, D. Khuẩn lạc A phân lập từ Antibio, khuẩn lạc B từ Biolactyl và khuẩn lạc D từ Đại mạch.

Các khuẩn lạc trên đƣợc phân biệt dựa vào sự khác nhau về hình dạng và kích thƣớc của khuẩn lạc.

- Trên môi trƣờng MRS agar

+ Khuẩn lạc A: Đƣợc ủ 48 giờ ở 37o C đặc điểm khuẩn lạc nhƣ sau: màu trắng sữa, bóng ƣớt, bề mặt phẳng, hơi nhô lên, đƣờng kính khuẩn lạc 1,1 mm.

Hình 4. 1: Hình dạng khuẩn lạc A

+ Khuẩn lạc B: Đƣợc ủ 48 giờ ở 50o C đặc điểm khuẩn lạc nhƣ sau: tròn, bề mặt khuẩn lạc hơi lồi, láng bóng, vun tròn và mép khuẩn lạc có bề phẳng và nhẵn bóng, đƣờng kính khuẩn lạc 1,4 mm.

+ Khuẩn lạc D: Đƣợc ủ 48 giờ ở 37o C đặc điểm khuẩn lạc nhƣ sau: tròn, màu trắng sữa, bóng ƣớt, đƣờng kính khuẩn lạc 0,5 mm.

Hình 4. 3: Hình dạng khuẩn lạc D - Trên môi trƣờng YGC agar

Khả năng tạo acid làm tan CaCO3 của 3 khuẩn lạc nhƣ sau:

Hình 4. 4: Khả năng làm tan CaCO3 của khuẩn lạc A

Hình 4. 5: Khả năng làm tan CaCO3 của khuẩn lạc B

Từ hình 4.4, 4.5 và 4.6 chúng tôi thấy khuẩn lạc A có vòng trong suốt rộng nhất, kế đến khuẩn lạc D, cuối cùng khuẩn lạc B. Do khuẩn lạc A, B và D có khả năng chuyển hóa đƣờng thành acid nên phân giải CaCO3 trong môi trƣờng tạo nên vòng trong suốt. Vòng trong suốt càng lớn chứng tỏ lƣợng acid sinh ra càng nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình lên men lactic từ mật rỉ đường (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)