Hình 3.2 Mô hình di chuyển hướng ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thông lượng của các giao thức định tuyến trong mạng Ad hoc (Trang 50 - 53)

Việc lựa chọn các thông số đánh giá giao thức và mô hình di chuyển là rất quan trọng. Thông qua các thông số đó, ta có thể đánh giá được điểm mạnh cũng như điểm yếu của một giao thức mạng. Qua đó, ta có thể lựa chọn được giao thức phù hợp cho những giả thiết và yêu cầu đặt ra.

4 CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG LƯỢNG CỦA AODV, OLSR, DSR VÀ DYMO BẰNG

OMNET++

Chương này sẽ giới thiệu về công cụ để mô phỏng giao thức định tuyến mang Ad học, mô phỏng các giao thức định tuyến, giả thiết đầu vào cho quá trình mô phỏng. Kết quả mô phỏng và đánh giá, kết luận.

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ OMNET++

4.1.1 Tổng quan về Omnet++

4.1.1.1 Omnet ++ là gì ?

OMNeT++ là viết tắt của cụm từ Objective Modular Network Testbed in C++. OMNeT++ là một ứng dụng cung cấp cho người sử dụng môi trường để tiến hành mô phỏng hoạt động của mạng. Mục đích chính của ứng dụng là mô phỏng hoạt động của mạng thông tin, tuy nhiên do tính phổ cập và linh hoạt của nó, OMNeT++ còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như mô phỏng các hệ thống thông tin phức tạp, các mạng kiểu hàng đợi (queing networks) hay các kiến trúc phần cứng…

OMNeT++ cung cấp sẵn các thành phần tương ứng với các mô hình thực tế. Các thành phần này (còn được gọi là các module) được lập trình theo ngôn ngữ C++, sau đó được tập hợp lại thành những thành phần hay những mô hình lớn hơn bằng một ngôn ngữ bậc cao (NED). OMNeT++ hỗ trợ giao diện đồ họa, tương ứng với các mô hình cấu trúc của nó đồng thời phần nhân mô phỏng (simulation kernel) và các module của OMNeT++ cũng rất dễ dàng nhúng vào trong các ứng dụng khác.

4.1.1.2 Các thành phần chính của OMNeT++

Trong OMNeT++ có các thành phần chính sau:

 Trình biên dịch cho ngôn ngữ mô tả tình trạng (topology description language) – NED (nedc)

 Trình biên tập đồ họa (graphical network editor) cho các file NED (GNED)

 Giao diện đồ họa thực hiện mô phỏng, các liên kết bên trong các file thực hiện mô phỏng (Tkenv)

 Giao diện dòng thực hiện mô phỏng (Cmdenv)

 Công cụ (giao diện đồ họa) vẽ đồ thị kết quả vector ở đầu ra (Plove)

 Công cụ (giao diện đồ họa) mô tả kết quả vô hướng ở đầu ra (Scalars)Công cụ tài liệu hóa các mô hình

 Các tiện ích khác

 Các tài liệu hướng dẫn, các ví dụ mô phỏng…

4.1.1.3 Ứng dụng

OMNeT++ là một công cụ mô phỏng các hoạt động mạng bằng các module được thiết kế hướng đối tượng. OMNeT++ thường được sử dụng trong các ứng dụng chủ yếu như:

 Mô hình hoạt động của các mạng thông tin

 Mô hình giao thức

 Mô hình hóa các mạng kiểu hàng đợi

 Mô hình hóa các hệ thống đa bộ vi xử lý (multiprocessor) hoặc các hệ thống phần cứng theo các mô hình phân tán khác (distributed hardware systems)

 Đánh giá kiến trúc phần cứng

 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hệ thống phức tạp…

Một mô hình trong OMNeT++ bao gồm các module lồng nhau có cấu trúc phân cấp. Độ sâu của các module lồng nhau là không giới hạn, điều này cho phép người sử dụng có thể biểu diễn các cấu trúc logic của các hệ thống trong thực tế bằng các cấu trúc mô hình. Các module trao đổi thông tin với nhau thông qua việc gửi các message. Các message này có thể có cấu trúc phức tạp tùy ý. Các module có thể gửi các message này theo hai cách, một là gửi trực tiếp tới địa chỉ nhận, hai là gửi đi theo một đường dẫn được định sẵn, thông qua các cổng và các kết nối.

Các module có thể có các tham số của riêng nó. Các tham số này có thể được sử dụng để chỉnh sửa các thuộc tính của module và để biểu diễn cho topology của mô hình.

Các module ở mức thấp nhất trong cấu trúc phân cấp đóng gói các thuộc tính. Các module này được coi là các module đơn giản, và chúng được lập trình trong ngôn ngữ C++ bằng cách sử dụng các thư viện mô phỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một mô hình trong OMNeT++ chứa các module lồng nhau có cấu trúc phân cấp, trao đổi thông tin với nhau bằng cách gửi các message. Mỗi mô hình này thường biểu diễn cho một hệ thống mạng. Module mức cao nhất trong cấu trúc phân cấp được gọi là module hệ thống. Module này có thể chứa các module con, các module con cũng có thể chứa các module con của riêng nó. Độ sâu phân cấp đối với các module là không giới hạn, điều này cho phép người sử dụng có thể dễ dàng biểu diễn một cấu trúc logic của một hệ thống trong thực tế bằng cấu trúc phân cấp của OMNeT++.

Cấu trúc của mô hình có thể được mô tả bằng ngôn ngữ NED của OMNeT++

Hình 4.1 Các module đơn giản và kết hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá thông lượng của các giao thức định tuyến trong mạng Ad hoc (Trang 50 - 53)