Quảng bá video số DVB (DIGITAL VIDEO BROADCASTING)

Một phần của tài liệu Công nghệ ofdm và ứng dụng trong truyền hình số mặt đất (Trang 65 - 67)

Việc phát triển các tiêu chuẩn dVB được khởi đầu vào năm 1993. DVB là sơ đồ truyền, dựa trên tiêu chuẩn MPEG-2, là một phương pháp phân phối từ một điểm tới nhiều điểm video và audio số chất lượng cao có nén. Nó là sự thay thế có tăng cường tiêu chuẩn quảng bá truyền hình tương tự vì DVB cung cấp phương thức truyền dẫn linh hoạt để phân phối video, audio và các dịch vụ dữ liệu. Các tiêu chuẩn DVB xác định rõ cơ cấu phân phối cho một phạm vi rộng các ứng dụng, bao gồm truyền hình vệ tinh (DVB-S), các hệ thống cáp (DVB-C) và truyền mặt đất (DVB-T). Lớp vật lý của mỗi một trong các tiêu chuẩn này được tối ưu cho kênh truyền đang được sử dụng. Quảng bá vệ tinh dùng truyền sóng mang đơn với điều chế QPSK. Chúng là tối ưu cho ứng dụng này vì sóng mang đơn cho phép độ dịch Doppler lớn, QPSK cho phép hiệu suất năng lượng cực đại. Tuy nhiên phương pháp truyền này không thích hợp cho truyền mặt đất vì multipath làm giảm nghiêm trọng chỉ tiêu kỹ thuật của truyền sóng mang đơn tốc độ cao. Vì lý do này, OFDM đã được sử dụng cho tiêu chuẩn truyền hình mặt đất DVB-T. Lớp vật lý DVB-T thì tương tự với DAB,

trong đó truyền OFDM dùng một số lớn các tải phụ để làm ảnh hưởng cảu multipath. DVB-T cho phép hai mode truyền phụ thuộc vào số sóng mang được sử dụng.

Tham số Mode 2k Mode 8k

Số tải phụ 1705 6817

Độ rộng Symbol có ích (Tu) 896µS 224µS Khoảng cách sóng mang (1/Tu) 1116 Hz 4464 Mhz

Băng thông 7.61 Mhz 7.61 Mhz

Bảng 5.1.2. Mô tả các tham số cơ bản của hai mode này.

Quảng bá vệ tinh dùng truyền sóng mang đơn với điều chế QPSK. Chúng là tối ưu cho ứng dụng này vì sóng mang đơn cho phép độ dịch Doppler lớn, QPSK cho phép hiệu suất năng lượng cực đại. Tuy nhiên phương pháp truyền này không thích hợp cho truyền mặt đất vì multipath làm giảm nghiêm trọng chỉ tiêu kỹ thuật của truyền sóng mang đơn tốc độ cao. Vì lý do này, OFDM đã được sử dụng cho tiêu chuẩn truyền hình mặt đất DVB-T. Lớp vật lý của DVB-T thì tương tự với dAB, trong đó truyền OFDM dùng một số lớn các tải phụ để làm giảm ảnh hưởng của multipath. DVB-T cho phép hai mode truyền phụ thuộc vào số sóng mang được sử dụng. Sự khác nhau cơ bản giữa DVB-T và DAB là băng thông rộng hơn được sử dụng và dùng các sơ đồ điều chế cao hơn để đạt được công suất dữ liệu cao hơn. DVB - T cho phép ba sơ dồ điều chế tải phụ: QPSK, 16_QAM và 64 QAM là một phạm vi rộng các độ dài khoảng bảo vệ và tỉ lệ mã. Điều này cho phép tính mạnh khoẻ của kết nối truyền được dung hoà ở giá đắt của thông lượng kết nối. Bảng

5.1.2.b chỉ ra tốc độ dữ liệu và tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR cần thiết cho một số liên hợp truyền.

DVB-T là kết nối không thuận nghịch do bản chất quảng bá của nó. Như vậy sự lựa chọn bất kỳ về tốc độ dữ liệu theo tính mạnh khoẻ thì ảnh hưởng tới tất cả các máy thu. Nếu mục đích hệ thống là đạt độ tin cậy cao thì tốc độ dữ liệu phải thấp hơn để đáp ứng các điều kiện của máy thu xấu nhất. Ảnh hưởng này hạn chế ích lợi của bản chất linh hoạt tiêu chuẩn.

Điều chế

tải phụ Tỉ lệ mã SNR cho BER = 2x10 -4 sau viterbi (DB)

Kênh Gauss Kênh Rayleigh

Tốc độ bit (Mb/s) Khoảng bảo vệ QPSK 1/2 3.1 5.4 4.98 6.03 QPSK 7/8 7.7 16.3 8.71 10.56 16-QAM 1/2 8.8 11.2 9.95 12.06 16-QAM 7/8 13.9 22.8 17.42 21.11 64-QAM 1/2 14.4 16.0 14.93 18.10 64-QAM 7/8 20.1 27.9 26.13 31.67

Bảng 5.1.2.b: Tỉ số tín hiệu/nhiễu cần thiết và tốc độ bit net để chọn lọc các liên hợp điều chế cho mã DVB

Một phần của tài liệu Công nghệ ofdm và ứng dụng trong truyền hình số mặt đất (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w