Công suất bức xạ hiệu dụng ERP và EIRP

Một phần của tài liệu Mô hình phủ sóng và giao thoa (Trang 31 - 33)

Công suất bức xạ hiệu dụng ERP là công suất bức xạ thực theo một hướng cụ thể. Nó được tính bằng công suất phát thực tế nhân với hệ số tăng ích của anten theo hướng đó.

Công suất bức xạ = Công suất đầu vào x hệ số tăng ích.

Công suất bức xạ hiệu dụng được thể hiện thông qua sự so sánh với các anten chuẩn.

ERP : khi so sánh với anten dipolẹ Ký hiệu đơn vị đo: dBd EIRP: khi so sánh với anten isotropic. Ký hiệu đơn vị đo: dBi

Lấy ví dụ, hai anten A và B có công suất đầu vào đều bằng 100W. Anten A là anten chuẩn (giả thiết là anten isotropic), anten B là anten định hướng. Theo hướng bức xạ cực đại, tín hiệu từ anten B có cường độ mạnh gấp 2,75 lần so với tín hiệu từ anten A tại cùng vị trí đến nguồn tín hiệụ Trong trường hợp này, EIRP của anten B là 275W.

Hình 2.3 Công suất bức xạ hiệu dụng của anten.

Sự chuyển đổi giữa ERP và EIRP.

Hệ số tăng ích của anten khi so sánh với anten isotropic được ký hiệu là dBi và khi so sánh với anten dipole được ký hiệu là dBd. Lấy ví dụ, một anten dipole nửa bước sóng có hệ số tăng ích isotropic là 2,15dBị Điều này có nghĩa là, anten dipole, theo hướng bức xạ cực đại, có độ mạnh gấp 2,15dB so với độ bức xạ của anten isotropic khi có cùng công suất đầu vàọ

Ta có công thức chuyển đổi theo dB:

Công thức chuyển đổi số học:

EIRP = 1,64ERP. (2-10) Trong công thức (2-9), ta thấy EIRP có giá trị lớn hơn ERP. Điều này có thể được giải thích thông qua trường hợp dưới đâỵ Nếu bạn có một hệ thống anten cùng với công suất phát xác định, suy hao ghép nối, suy hao trên cáp, hiệu suất và độ tăng ích của anten thì bạn muốn xác định được công suất bức xạ. Giá trị này có thể được xác định theo nhiều cách, phụ thuộc vào loại anten được tham chiếu làm chuẩn. Một trong số đó có thể là anten dipole hoặc anten isotropic.

Vì anten dipole có hệ số tăng ích lớn hơn nên phép đo thực tế sẽ có giá trị gần với dBd hơn dBị Do vậy, giá trị dBd sẽ nhỏ hơn giá trị dBị Điều này được thể hiện rõ ràng trong công thức trên.

Hình 2.4 Độ tăng ích của anten isotropic so với anten dipolẹ

Một phần của tài liệu Mô hình phủ sóng và giao thoa (Trang 31 - 33)