Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

3. Đánh giá chung về hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc

3.1.1Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

Nhượng quyền kinh doanh đã tạo cho các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hệ thống kênh phân phối. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể gặp rất nhiều các sản phẩm đa dạng, phong phú ở khắp mọi nơi mà trong số đó có rất nhiều sản phẩm có được là nhờ nhượng quyền kinh doanh.

Xin lấy một vài ví dụ điển hình về sự thành công của doanh nghiệp khi tiến hành nhượng quyền kinh doanh với sự phát triển rộng khắp trên cả nước:

Công ty cà phê Trung Nguyên:

Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh ở quy mô lớn. Nói tới nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam người ta hay nghĩ tới thương hiệu cafe Trung Nguyên. Trung Nguyên được thành lập năm 1996, tình tới năm 2002 đã có hàng trăm cưả hàng mang thương hiệu cafe Trung Nguyên ở trên khắp 61 tỉnh thành. Tính đến nay Trung Nguyên đã có mặt trên 64 tỉnh thành với 500 quán cafe nhượng quỳên. Thêm vào đó thương hiệu còn có mặt ở các nước như Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan… Nói khác đi, hầu hết các của tiệm này đều có được là nhờ vào nhượng quyền kinh doanh. Tuy Trung Nguyên có yêu cầu các đối tác mua nhượng quyền thương hiệu phải tuân thủ cách bày trí và phương thức pha chế cũng như cách quản lý đồng bộ với hình ảnh chung của cả hệ thống, nhưng trên thực tế điều kiện kiên quyết là phải mua cafe do Trung Nguyên cung cấp.

Phở 24:

Thương hiệu Phở 24 mặc dù tiến hành nhượng quyền kinh doanh sau cafe Trung Nguyên nhưng cũng là thương hiệu khá thành công. Cho đến nay, thương hiệu Phở 24 đã xây dựng được 19 của hàng tại 3 miền Bắc- Trung- Nam và một của hàng tại Indonesia, đã nhượng quyền thương mại 8 cửa hàng ở Pillipin, dự kiến tiếp theo sẽ là Hàn Quốc…

Thời trang FOCI:

Đây là một thương hiệu thời trang khá phổ biến ở Việt Nam với mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước. Hiện nay, FOCI có 48 cửa hàng thì trong đó có tới 35 cửa hàng là franchise.

Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô:

Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống kênh phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như: Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Singapore, Đài Loan,… với kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD năm 2003.

Kinh Đô Bakery là chuỗi cửa hàng cao cấp thuộc Kinh Đô Corporation do công ty CP Kinh Đô Sài Gòn điều hành quản lý. Hiện nay có 25 Bakery tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó có 3 Bakery franchise.

Mô hình Franchise:

Công ty CPTP Sài Gòn  Công ty Bakery  Của hàng Franchise  Người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam (Trang 27 - 28)