Khủng hoảng kinh tế là một chu kỳ tất yếu trong lịch sử phát triển của con người nói chung và bất cứ một nền kinh tế nói riêng.Nhưng đây không phải là một quá trình lặp lại với những chu kỳ giống nhau, với các đặc điểm giống nhau mà mỗi chu kỳ lại chứa trong nó những đặc điểm, nguyên nhân, bản chất, mang lại những hệ quả và tác động tới xã hội khác nhau. Cuộc khủng hoảng 1929– 1933 có thể được đánh giá là cuộc khủng hoảng ở quy mô thế giới đầu tiên và trầm trọng nhất trong lịch sử kinh tế thế giới.
Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và những hậu quả của cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể rút ra được những bài họckinh nghiệm trong việc giải quyết khủng hoảng của các nước được coi là cường quốc trên thế giới. Đó là cơ hội để Việt Nam – một quốc gia đang phát triển có được những bước đi đúng đắn, sự chuẩn bị kĩ càng ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi, nhưng có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế. Sự cần thiết này mặc dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt.
Em xin chân thanh cảm ơn cô Nguyễn Thị Giang đã giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể làm bài tiểu luận này. Đây là lần đầu tiên làm tiểu luận nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy, em rất mong cô giúp em sửa chữa để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
29