Tương lai của Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực chiến tranh thương mại – việt nam là tâm điểm của cuộc di cư chuỗi cung ứng toàn cầu (Trang 35 - 43)

NỘI DUNG

tương lai của Việt Nam

- Chất lượng sản phầm chưa đạt chuẩn quốc tế, chưa đạt đến chất lượng cao mà nước ngoài yêu cầu:

Việc thiếu hụt kiến thức về quy chuẩn quốc tế khiến DN Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận để thay thế Trung Quốc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù sở hữu đầy đủ năng lực sản xuất, quản trị, tuy nhiên các DN lại chưa chuẩn bị đầy đủ về công nghệ với chi phí cao, kĩ thuật chuyên môn, quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn về môi trường, máy móc, thiếu nhân lực trình độ cao, thiếu sáng tạo, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển.

Mặc dù việc định thuế và mối quan hệ thương mại giữa Mỹ-Trung vẫn chưa được xác định, Trung Quốc vẫn chiếm vị trí thống trị sản xuất trên thị trường quốc tế. Năm 2017, theo WTO, Trung Quốc vẫn chiếm 35% tổng xuất khẩu quần áo toàn cầu, cao hơn nhiều so với Bangladesh (6,5%), Việt Nam (5,9%) và Campuchia (1,6%). Tình thế tương tự đối với ngành hàng thiết bị văn phòng và viễn thông.

- Thiếu tính liên kết giữa các ngành cũng như thị trường nguyên vật liệu còn hạn chế:

Các DN trong nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia là một cách hữu hiệu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy vậy, việc vẫn còn ít những DN tham gia CCƯ làm mất tính liên kết giữa các ngành với nhau, chưa hỗ trợ với nhau thật tốt đã khiến cho các DN này loay hoay khi tìm vị trí đứng vững trong thị trường quốc tế. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Vũ Đức Giang cho rằng, do thiếu liên kết giữa các DN trong ngành với nhau đã làm cho năng lực cạnh tranh của ngành dệt may bị hạn chế. Sự thiếu hụt hợp tác giữa thị trường ngành nguyên vật liệu với ngành sản phẩm đã tạo nên lượng sản phẩm không đồng nhất về chất lượng, mẫu mã, gây lãng phí tài nguyên cũng như nguồn lực, do đó mà ngành may mặc của nước ta dù chất lượng cao nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh với các nước lớn khác. Khu công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề, liên kết thị trường nguyên vật liệu với thị trường sản phẩm tại Việt Nam chưa phổ biến dẫn đến sản phẩm thiếu tính chuyên môn, chất lượng kém do dùng từ nhiều nguồn nguyên vật liệu khác nhau, giá thành cao do tốn kém chi phí vận chuyển từ vùng nguyên liệu tới nơi sản xuất và đến tiêu dùng, từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn mức kì vọng của người tiêu dùng.

- Thị trường đầu vào còn khan hiếm, không đáp ứng đủ nhu cầu của các DN FDI do trình độ khoa học-kĩ thuật còn chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, quy mô DN nhỏ:

Điển hình với Samsung Việt Nam, những linh kiện mà Samsung muốn tìm mua trong nước gồm 91 linh kiện cho Samsung Galaxy S4 và 53 linh kiện cho máy tính bảng, nhưng không có DN nào đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong chuỗi cung ứng điện tử của tập đoàn này, trong khi đó có đến 200 nhà cung cấp trong nước cùng quan tâm. Hiện nay, trong tổng số 67 nhà cung cấp linh kiện cho Samsung tại Việt Nam thì chỉ có 4 DN trong nước (nhưng cũng chủ yếu là cung cấp bao bì, có giá trị gia tăng thấp), số DN còn lại đến từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Anh.

Còn với ngành công nghiệp ôtô, có khoảng 200 - 300 DN sản xuất phụ tùng, nhưng phần lớn trong số đó là DN nhỏ và vừa với năng lực sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp, với những công đoạn đơn giản như lắp ráp, hàn, sơn. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành này rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 10 - 20%, trong khi ở một nước, như Thái Lan tỷ lệ này chiếm đến 45%...

Thị trường Việt Nam có sự thiếu hụt nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh trong hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào phù hợp về chất lượng, số lượng và giá cả cho doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Một phần sự thiếu hụt đó là do trình độ KH-KT còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, quy mô ngành và DN chỉ là nhỏ và vừa. Hơn thế nữa, các DN VN cũng gặp trở ngại khi tiếp cận tài chính bên ngoài, việc vay vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn do quy mô DN chủ yếu là vừa và nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo hoặc thậm chí không có tài sản thế chấp. Cụ thể, ở Malaysia, tỉ lệ được vay vốn/thấu chi của DN có liên kết đạt đến 100%, Thái Lan đạt 80%, trong khi Việt Nam chỉ có hơn 20%. Chính vì vậy, các công ty nước ngoài sẽ phải tìm kiếm nơi khác và liên kết với các công ty khác có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào phù hợp (về chất lượng, số lượng và giá cả để kịp thời hoàn thành quá trình sản xuất.

- Thuế hải quan cho các sản phẩm còn cao, thủ tục rườm rà, không cần thiết, mất nhiều thời gian, Nhà nước chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cho các DN khi tham gia chuối cung ứng.

III.3.2. Cách giải quyết và định hướng tương lai:

a) Cách giải quyết

- Bổ sung, nâng cao các kiến thức về quy chuẩn quốc tế từ quy trình sản xuất, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, an toàn lao động, tính chuyên môn và đồng đều trong mẫu mã, chất lượng sản phẩm đảm bảo.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các DN trong nước tham gia CCU, phát triển hình thức các khu công nghiệp tập trung nhiều ngành nghề, nối liền vùng nguyên liệu, khu sản xuất đến nơi tiêu thụ, giảm thiểu chi phí trên từng sản phẩm, dịch vụ, tăng sức tiêu thụ hàng hóa

- Hoàn thiện hệ thống quản lý, sản xuất; tăng cường đầu tư cải thiện thông qua hoạt động đối ngoại hợp tác vay vốn nước ngoài; phát triển thêm về thị trường các ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất, công nghiệp; tăng tỷ lệ nội địa hóa trong mỗi sản phẩm

- Nâng cao trình độ KH-KT, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đem lại năng suất lao động hiệu quả, nâng cao tính sáng tạo, có những chính sách khuyến khích thu hút nhân lực giỏi.

- Về phía Nhà nước cần có những biện pháp giảm thuế, giảm tối đa hóa các thủ tục hành chính không cần thiết hay các chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN tham gia vào chuỗi cung ứng, thiết lập thị trường và phân phối lại sản phẩm trong thị trường chuỗi cung ứng.

b) Định hướng tương lai

- Một số kế hoạch của Chính phủ: Sáng 6/10, tại Hà Nội, Tạp chí Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập”. Theo đó, Bộ Công Thương đã đề xuất lên Chính phủ một số xây dựng các đề án, chương trình đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa như: Đề

án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”; Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 và một số chương trình liên kết vùng miền, bình ổn thị trường của các tỉnh, thành phố.

- Định hướng rõ ràng vùng thị trường, chỗ đứng, vị trí và vai trò của DN trong chuỗi cung ứng, tham gia vào chuỗi cung ứng có uy tín, có thương hiệu, được quản trị tốt, có sức tác động lớn trên thị trường sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thêm cơ hội chiếm lĩnh thị trường và có được sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị doanh nghiệp, mở rộng chiến lược kinh doanh và khả năng vươn xa.

- Lựa chọn các tổ chức doanh nghiệp, xây dựng các mô hình thí điểm về phát triển chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường hội nhập. Đặc biệt, phát triển hệ thống logistics cho ngành chế biến và bảo quản an toàn thực phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

- Các DN cùng ngành liên kết với nhau nâng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng giá trị lớn, chiếm lĩnh thị trường; đẩy mạnh liên kết với ngân hàng, các quỹ đầu tư và cơ sở đào tạo để huy động vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cấp công nghệ.

Chương IV: Liên hệ sinh viên

Supply Chain và Logistic hiện đang trở thành một trong những chuyên ngành học tập và nghiên cứu nổi bật và nhận nhiều sự quan tâm của sinh viên theo học khối ngành Kinh tế, đặc biệt có thể kể đến các trường

Đại học hàng đầu của cả nước như ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế quốc dân,... Chính vì vậy, việc đạt được tấm bằng tốt nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng, Logistic hay có cơ hội được làm việc trong môi trường như vậy cùng các kĩ năng và kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản sẽ mang đến rất nhiều lựa chọn phát triển nghề nghiệp trong ngành cho sinh viên trong tương lai. Vì nguồn nhân lực trong ngành này đạt đến chất lượng cao nên việc nẵm vững kiến thức chuyên môn và học hỏi thêm các kinh nghiệm thực tế từ người khác là rất quan trọng cho cử nhân ngành này. Sinh viên nên củng cố kiến thức cơ bản và chuyên môn về chuỗi cung ứng trong các bài giảng tại trường ĐH, CĐ cũng như tham gia các khóa đào tạo kĩ năng hay thực tập cho các công ty về chuỗi cung ứng để hiểu rõ hơn quy trình hoạt động, quản lý cũng như tích lũy thêm cho sự nghiệp tương lai. Một cách hiệu quả và đáng kể đến chính là, hiện nay, một số sân chơi thiết thực, bổ ích hay các cuộc thi lớn nhỏ về chuyên ngành Supply Chain và Logistic được tổ chức thường niên và phổ biến, tạo nên những sự trải nghiệm đáng nhớ và thực tế nhất cho sinh viên Kinh tế. Tài năng trẻ Logistics – Viet Nam Young Logistics Talents 2018 là cuộc thi lớn được tổ chức bởi Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam cho toàn thể sinh viên cả nước yêu thích và mong muốn được gắn bó trong ngành Logistics/Supply Chain. Điểm đặc biệt của cuộc thi này chính là việc có cổng thông tin hướng dẫn ôn tập và tài liệu tham khảo. Việc tổng hợp kiến thức và tài liệu chắc hẳn sẽ giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều kiến thức để sẵn sàng cho cuộc thi cũng như giải quyết những tình huống thực tiễn cho công việc trong tương lai. Logistics Arena là cuộc thi học thuật được tổ chức thường niên do câu lạc bộ Quản trị Kinh doanh của Đại học Tôn Đức Thắng với format là các cuộc “debate” đối kháng giữa các nhóm tham gia, những cơ hội tiếp xúc với đại diện các doanh nghiệp lớn và tấm vé đến với Singapore. SCMission là một cuộc thi học thuật về Supply Chain dành sinh viên các trường CĐ, ĐH trên địa bàn TP.HCM do CLB Logistics, trực thuộc Hội Sinh Viên trường ĐH

Ngoại Thương CSII tổ chức. Chủ đề của cuộc thi SCMission Contest thường xoay quanh những vấn đề thực tiễn được các doanh nghiệp quan tâm: Global Sourcing, Planning… cùng những buổi training từ các doanh nghiệp, chắc chắn sẽ mang lại nhiều kiến thức cho các bạn tham dự.... Và còn rất nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên được thử sức mình trải nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng mà mình có được trong suốt quá trình học tập trong trường, từ đó giúp ích cho việc phát triển nghề nghiệp tương lai cũng như góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng Việt Nam trên trương quốc tế.

KẾT LUẬN

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo ra một trật tự kinh tế thế giới mới. Tuy không phải Chiến tranh Lạnh nhưng cuộc chiến thương mại hiện nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc – đang

khiến thế giới trải qua những điều chưa thấy trước đây. Khi cuộc đấu lan ra khắp các lĩnh vực, nhiều người lo ngại căng thẳng thương mại, về lâu dài, sẽ tạo ra xung đột quân sự giữa hai nước và có thể dẫn đến một kết thúc khó lường. Chiến tranh thuế giữa Mỹ - Trung Quốc có thể làm dấy lên lo ngại Chiến tranh Lạnh về kinh tế”. Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra một tình huống mập mờ - không hẳn chia rẽ hoàn toàn kinh tế giống như quan hệ Mỹ - Xô thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh trước đây nhưng cũng không còn duy trì mức độ cao phụ thuộc lẫn nhau như đầu thế kỷ XXI.

Điều này đồng nghĩa, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung còn lâu mới tới hồi kết và sẽ tạo ra nhiều điều khác biệt trong mối quan hệ kinh tế song phương so với trước đây nhưng chắc chắn hai nước vẫn phải liên quan với nhau về kinh tế.

Trong thời gian xây dựng trật tự xã hội ổn định này, Việt Nam là nước rất có tiềm năng để xây dựng một chuỗi cung ứng hàng hóa thay thế một phần Trung Quốc để cung cấp cho Mỹ. Từ một nước láng giềng Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào, giá thành rẻ, thuế nhập khẩu thấp. Việt Nam có đủ sức hút đối với các nhà đầu tư đa quốc gia trong việc kéo nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất, cơ sở hạ tầng tại quốc gia này. Tuy nhiên, việc nắm được lợi thế đó như thế nào phụ thuộc rất lớn vào trình độ và tầm hiểu biết của người dân Việt Nam. Xây dựng một nguồn tri thức mới cập nhật từ tình hình thời sự để cung cấp vào bài tiểu luận này, chúng tôi rất hi vọng sẽ có được sự đón nhận một cách nhiệt tình từ thầy cô và các bạn thanh niếu niên Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Slide kinh tế khu vực của TS. Nguyễn Bình Dương

- Giáo trình quản chuỗi cung ứng của Ths. Nguyễn Thành Hiếu - Trang web https://news.zing.vn/

- Trang web https://www.wikipedia.org/

- Trang web của tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/

- Số liệu thương mại từ: UN, WB, ADB và FDI - Một số tạp chí và website kinh tế khác.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực chiến tranh thương mại – việt nam là tâm điểm của cuộc di cư chuỗi cung ứng toàn cầu (Trang 35 - 43)