Giải pháp nhằm bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý luận về dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Trang 27 - 31)

dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều hạn chế

trong việc tiếp cận những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, dân chủ XHCN. Tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu sâu sắc hơn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và thực hành dân chủ trong quá trình xây dựng CNXH. Chú trọng tuyên truyền các gương điển hình, mô hình tốt về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các cơ quan truyền thông cần đưa tin, bình luận khách quan, trung thực, đúng bản chất vấn đề, sự việc, định hướng đúng dư luận xã hội.

Thứ hai, tăng cường phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc tổ chức, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, làm cho mọi người dân Việt Nam, dù sống và làm việc ở đâu đều luôn hướng về Tổ quốc, dù hoạt động trên bất cứ lĩnh vực nào cũng ý thức đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện tốt dân chủ, trong xây dựng và phát huy nền dân chủ XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cần có cơ chế vận hành đồng bộ, thống nhất trong triển khai, thực hiện, trong quản lý, điều hành việc thực hiện dân chủ. Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, người lao động phát huy năng lực, trí tuệ, nâng cao trách nhiệm tham gia vào hoạch định cơ chế, chính sách, tham gia giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động, sản xuất kinh doanh. Hệ thống chính trị phải là người đại diện, điểm tựa để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình.

Thứ ba, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã, đặc biệt là những nơi còn nhiều khó khăn, kém phát triển; có chính sách cụ thể nhằm phát huy tinh thần tự chủ trong sản xuất và phát triển kinh tế gia đình; có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông

nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi và giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai các dự án tại địa phương; xây dựng và mở rộng nhiều mô hình xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường; thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh - trật tự. Giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, làm cho mọi người dân cảm nhận được địa vị và quyền lợi về dân chủ một cách thực sự.

Thứ tư, bằng những phương thức và biện pháp thích hợp, hiệu quả để đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ; về bản chất của chế độ, bản chất nền dân chủ XHCN và những thành tựu về thực hiện, phát huy dân chủ mà chúng ta đã giành được trong quá trình xây dựng CNXH.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta một cách tinh vi. Để tránh mắc phải âm mưu của các thế lực thù địch, chúng ta phải nhận thức đúng đắn, khoa học bản chất chế độ dân chủ XHCN, nhận thức đúng đắn thực tiễn việc thực hiện dân chủ ở nước ta, những gì đã làm được, những gì còn hạn chế và nguyên nhân của nó, đặc biệt phải gắn với thời điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có cái nhìn đúng đắn, tránh sự ảo tưởng trong nhận thức và hành động./.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phương pháp tiếp cận toàn diện, chỉnh thể, tiểu luận đã phân tích và trình bày quan niệm về dân chủ, nền dân chủ, nền dân chủ XHCN. Trong đó, dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng với những nội dung cơ bản và xây dựng nền dân chủ được hiểu là việc xây dựng, thiết lập điều kiện cơ bản (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) của nền dân chủ nhằm thực thi những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Theo đó, dân chủ và xây dựng nền dân chủ là những khái niệm công cụ cơ bản được sử dụng để phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá nhận thức mới về dân chủ XHCN

Trong điều kiện mới, để tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức lý luận về dân chủ và nền dân chủ XHCN cần tập trung giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn đặt ra trên cơ sở tuân thủ quan điểm có tính nguyên tắc.

Dân chủ là một vấn đề có tính thời sự sâu sắc, được phát triển qua nhiều giai đoạn của lịch sử với rất nhiều tư tưởng, quan điểm, luận thuyết khác nhau, nhưng đến nay vẫn luôn là vấn đề mở cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra hướng phát triển và hoàn thiện cho pháp luật của mỗi nhà nước, mỗi cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý luận về dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w