ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Truyền tải điện I (Trang 60 - 61)

PHIẾU XUẤT KHO

3.1.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I.

NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I.

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I. LIỆU TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I.

3.1.1. Ưu điểm.

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thì hoạt động quản lý kinh tế của Công ty Truyền tải điện I cũng biến đổi không ngừng để thích ứng. Công ty đã khuyến khích các cán bộ kế toán đi học để nâng cao trình độ.

Trong công tác quản lý vật tư ngày càng có nhiều cố gắng: như giải quyết bớt các loại vật tư kém phẩm chất đã tồn đọng từ lâu ( bán thanh lý ắc quy cũ, sứ , cáp thu hồi, gia công chế biến sắt thép tồn đưa vào sản xuất...) xây dựng mở rộng kho vật tư thông thoáng hơn trước.

Nguyên vật liệu tại Công ty được sử dụng theo đúng định mức kỹ thuật của ngành điện trong quá trình họat động sản xuất.

Công ty thực hiện những quy định về hạch toán vật tư theo yêu cầu của Tổng Công ty và có ban hành quy chế phân cấp ( trong đó có hướng dẫn hạch toán vật tư ) cho các đơn vị trực thuộc.

Từ tháng 01 năm 2003 Công ty Truyền tải điện I đã nhận được phần mềm quản lý vật tư do Trung tâm máy tính của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam viết và đến nay tại phòng kế toán Công ty đã sử dụng phần mềm này.

3.1.2. Tồn tại.

Tại các đơn vị trực thuộc Công ty chưa sử dụng chương trình phần mềm kế toán do trình độ kế toán không đồng đều mà chỉ làm dùng chương trình EXCEL do đó công việc trùng lặp, hiệu quả không cao.

Do có một số mặt hàng áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nên công việc cuả kế toán vật liệu bị dồn vào

cuối tháng, ảnh hưởng đến công tác quyết toán của các đơn vị trực thuộc và việc lập báo cáo tài chính của Công ty.

Công tác quản lý vật tư giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc, và cung ứng lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc chưa được tốt. (Ví dụ: đã xảy ra tình trạng TTĐ Ninh Bình cần gấp một loại vật tư đang khan hiếm trên thị trường để phục vụ giải quyết sự cố, trong khi chính loại vật tư đó đang nằm dự trữ tại kho của TTĐ Hà Tĩnh, nhưng các phòng ban của Công ty không nắm rõ được để điều động, đã để ảnh hưởng đến tiến độ khắc phục sự cố ).

Đồng thời, qua ví dụ về trường hợp hạch toán Công ty xuất vật liệu để đơn vị gia công chế biến, ta nhận thấy tại Công ty đã có những bút toán sử dụng TK 136(3) và 336(3) chưa đúng tính chất của tài khoản.

Hiện nay, tại Công ty kế toán vật tư không lập bảng phân bổ vật tư sử dụng. Căn cứ vào bảng phân bổ vật tư sử dụng của các đơn vị trực thuộc và bảng kê tổng hợp xuất của kế toán vật liệu để kế toán tổng hợp Công ty tập hợp toàn bộ chi phí vật liệu đã phát sinh trong kỳ.

Công tác phân tích hoạt động tài chính tại Công ty chưa được chú trọng thường xuyên. Do đó các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Truyền tải điện I (Trang 60 - 61)