Khái quát về trà:

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến sữa đậu nành (Trang 98)

1. Tổng quan về trà

1.1Khái quát về trà:

Trà có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc ngành Ngọc Lan (hạt kín), có dạng thân đứng (đơn thân), có khả năng phân nhiều cành và đa mầm.

Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất

(trên 4000 năm), nhưng ngày nay nó được trồng và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới (trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới).

Trà là một loại thức uống lâu đời, được dùng sớm nhất ở Trung Quốc (năm 2737 trước Công Nguyên), kế đến là Nhật Bản vào 2000 năm sau và sau cùng là các nước Châu Âu vào thế kỷ 17. Đặc biệt, với người dân Châu Á, uống trà đã được nâng lên thành nghệ thuật thưởng thức sành điệu đậm chất thơ và tôn giáo, nổi bật nhất là Trà Đạo Nhật Bản.

Về mặt dinh dưỡng, trà là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong trà chứa nhiều polyphenol đặc biệt là các hợp chất flavonoid giúp giảm nguy cơ ung thư, phòng tránh bệnh tăng huyết áp, giảm lượng đường trong máu, có tính diệt khuẩn và chống lão hóa. Caffeine trong trà giúp làm tăng sự tỉnh táo tập trung. Ngoài ra còn có một hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp tăng sức để kháng, giảm stress, tăng sự chuyển hóa thức ăn, ngừa sâu răng, phòng bệnh loãng xương…

Việt Nam cũng được coi là một trong những “cái nôi” của cây trà - những cây trà ở vùng biên giới Việt - Trung có cấu trúc di truyền cổ xưa nhất. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về quy mô sản lượng và là nước xuất khẩu trà đứng thứ 6 thế giới với giá trị xuất khẩu đạt 21 triệu USD trong quý I/2007. Chúng ta đang khai thác những loài trà sau: loài Shan, loài Trung du, loài TB14, ngoài ra còn có các loài trà khác ít gặp hơn như Manipuri, Kimin… với thời gian thu hái nhiều nhất vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm.

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến sữa đậu nành (Trang 98)