CHƯƠNG 6: CÁC LOẠI CẢM BIẾN THƯỜNG DÙNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH
6.2.3. Cấu tạo cặp nhiệt điện
Vật liệu chế tạo:
Để chế tạo cực nhiệt điện cĩ thể dùng nhiều kim loại và hợp kim khác nhau: Tuy nhiên chúng phải đãm bảo các yêu cầu sau:
- Sức điện động đủ lớn để dễ dàng chế tạo dụng cụ đo thứ cấp - Cĩ đủ độ bền hố học và cơ học ở nhiệt độ làm việc
- Dễ kéo sợi
- Cĩ khả năng thay lẫn - Giá thành rẻ
Hình 6.4 biểu diễn sức điện động và nhiệt độ của các vật liệu dùng để chế tạo điện cực so với điện cực chuẩn platin
Hình 6.4 .Sức điện động của một số vật liệu chế tạo điện cực
1)Telua; 2)Chromel; 3)Sắt; 4)Đồng; 5)Graphit; 6)Hợp kim platin-rođi; 7)Platin; 8)Alumel; 9)Niken; 10)Constantan; 11)Coben.
Cấu tạo một cặp nhiệt điển hình:
Hình 6.5: Cấu tạo cặp nhiệt
1)Vỏ bảo vệ 2)Mối hàn 3)Dây điện cực 4)Sứ cách điện 5)Bộ phận lắp đặt 6)Vít nối dây 7)Dây nối 8)Đầu nối dây
Đầu làm việc của các điện cực 3 được hàn nối với nhau bằng hàn vảy, hàn khí hoặc hàn bằng tia điện tử. Đầu tự do nối với dây nối 7 tới dụng cụ đo nhờ các vít nối 6 dây đặt trong đầu nối day 8. Để cách ly các điện cực người ta dùng các ống sứ cách điện 4, sứ cách điện phải trơ về hố học và đủ độ bền cơ và nhiệt ở nhiệt độ làm việc. Để bảo vệ các điện cực, các cặp nhiệt cĩ vỏ bảo vệ 1 làm bằng sứ
giảm bớt quán tính nhiệt và vật liệu chế tạo vỏ phải cĩ độ dẫn nhiệt khơng quá nhỏ nhưng cũng khơng được quá lớn. Trường hợp vỏ bằng thép mối hàn ở đầu làm việc cĩ thể tiếp xúc với vỏ để giảm thời gian hồi đáp.