- Chi phí quản lý (điện + sửa chữa)
PHỤ LỤC 1 THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm 1 : Xác định pH tối ưu: Chuẩn bị thí nghiệm
• Mô hình thí nghiệm: Các cánh khuấy quay cùng tốc độ, có thể điều chỉnh tốc độ quay ở dãy 10 – 120 vòng/phút.
• Dụng cụ thí nghiệm: 6 Beakers dung tích 1 lít, dụng cụ đo COD. • Hoá chất thí nghiệm:Phèn nhôm Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4.
Các bước thực hiện:
• Trong thí nghiệm này pH cần xác định được điều chỉnh bằng NaOH 0.1 N. • Chọn nồng độ Al2(SO4)3 ban đầu là 1000mg/l. Lấy một lít mẫu nước thải cho vào mỗi Beaker và đặt các Beaker vào thiết bị Jatest chỉnh các cách khuấy quay ở tốc độ 100 vòng/phút.
• Chuẩn bị thể tích dung dịch keo tụ và thể tích dung dịch kiềm hóa để cho ra pH theo dãy 6, 6.5, 7, 7.5, 8, 8.5 trong mỗi Beaker. Tùy pH ban đầu nước thải mà ta có thể thêm H2SO4 (hay xút ) để tạo khoảng pH thích hợp.
• Cho cùng một lúc dung dịch chất keo tụ và dung dịch chất kiềm hóa vào mẫu đang khuấy nhanh. Sau một phút khuấy nhanh, giảm tốc độ quay xuống 20 vòng/phút. Khuấy chậm ở tốc độ này 20 phút.
• Tắt máy để lắng tỉnh 30 phút. Sau đó lấy mẫu trên bề mặt xác định các chỉ tiêu độ màu, COD, SS.
• pH tối ưu là pH tương ứng với mầãu có độ màu hoặc COD thấp nhất.
Thí nghiệm 2: Xác định phèn Al2(SO4)3 tối ưu Chuẩn bị thí nghiệm
• Mô hình thí nghiệm : Các cánh khuấy quay cùng tốc độ, có thể điều chỉnh tốc độ quay ở dãy 10 – 120 vòng/phút.
• Dụng cụ thí nghiệm : 6 Beakers dung tích 1 lít, dụng cụ đo COD. • Hoá chất thí nghiệm :Phèn nhôm Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4.
Các bước thực hiện:
• Sau khi thí nghiệm xác định khoảng pH tối ưu, việc lựa chọn lưu lượng phèn tối ưu dựa trên khoảng pH đó. Thí nghiệm này được thực hiện với hàm lượng phèn thay đổi theo dãy 100, 200, 300, 400 500, 600mg/l. Hàm lượng phèn đưa vào mỗi Beaker khác nhau nên để giữ pH cố định ở khoảng tối ưu thì phải thay đổi lượng NaOH cho phù hợp.
• Lấy 1 lít mẫu cho vào mỗi Beaker và đặt các Beaker vào thiết bị jatest. Chỉnh các cách quay ở tốc độ 100 vòng/phút. Đồng thời chuẩn bị hàm lượng phèn và dung dịch kiềm hóa.
• Các bước sau thực hiện như trên.
• Nồng độ phèn tối ưu sẽ tương ứng với mẫu có COD thấp nhất.
Thí nghiệm 3 : Xác định PAC tối ưu.
Chuẩn bị thí nghiệm
• Mô hình thí nghiệm : Các cánh khuấy quay cùng tốc độ, có thể điều chỉnh tốc độ quay ở dãy 10 – 120 vòng/phút.
• Dụng cụ thí nghiệm : 6 Beakers dung tích 1 lít, máy đo COD. • Hoá chất thí nghiệm : PAC, NaOH, H2SO4.
Các bước thực hiện:
• Sau khi thí nghiệm xác định khoảng pH tối ưu, việc lựa chọn lưu lượng PAC tối ưu dựa trên khoảng pH đó. Thí nghiệm này được thực hiện với hàm lượng PAC thay đổi theo dãy 20, 30, 40, 50, 60, 70 mg/l. Hàm lượng PAC đưa vào mỗi Beaker khác nhau nên để giữ pH cố định ở khoảng tối ưu thì phải thay đổi lượng NaOH cho phù hợp.
• Lấy 1 lít mẫu cho vào mỗi Beaker và đặt các Beaker vào thiết bị jatest. Chỉnh các cách quay ở tốc độ 100 vòng/phút. Đồng thời chuẩn bị hàm lượng PAC và dung dịch kiềm hóa.
• Các bước sau thực hiện như trên.
• Nồng độ PAC tối ưu sẽ tương ứng với mẫu có COD thấp nhất.
Thí nghiệm 2 : lắng Các bước thực hiện:
• Chuẩn bị một lít mẫu đã thực hiện xong quá trình keo tụ với liều lượng phèn tối ưu và PAC tối ưu được thực hiện ở thí nghiệâm trên.
• Khi hàm lượng cặn đã được hình thành, cho vào cột lắng và ghi nhận thời điễm t = 0