Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 26 - 36)

2.2.1 Các hình thức huy động vốn được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân.

Ngay từ khi thành lập Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã phát triển nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể, nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước.

Để đạt được kết quả đó Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã áp dụng những hình thức huy động vốn sau:

* Huy động bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm.

Tiết kiệm là hình thức huy động được các NHTM áp dụng từ lâu cho các thành phần như dân cư, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức tín dụng,... với các thời hạn và mức lãi suất quy định tương ứng cho từng thời hạn đó. Trong hình thức huy động này có rất nhiều thể thức được NHNo Thanh Xuân áp dụng:

+ Thể lệ tiết kiệm bằng tiền với các loại kỳ hạn: Không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng, kỳ hạn 1 tháng, tiết kiệm bậc thang... cũng được áp dụng rộng rãi trong thời gian đầu với mức lãi suất cao đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.

+ Thể lệ gửi tiền tiết kiệm bằng ngân phiếu thanh toán nhằm mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng và tạo điều kiện cho dân chúng làm quen với “dấu hiệu giá trị” mới này.

+ Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ với mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngoaị tệ trong dân cư vào Ngân hàng để phát triển kinh tế.

+ Thể thức huy động “gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng” theo đó khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng nếu có nhu cầu sẽ được tính lãi suất tương đương giá vàng hiện tại. Hình thức này đang thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vì hiện nay giá trị vàng ngày một tăng, khi được đảm bảo giá trị theo vàng thì lợi nhuận thu được của khách hàng sẽ cao hơn khi gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng không phải đi mua vàng nhưng vẫn được đảm bảo giá trị như khi có vàng.

* Huy động bằng việc tổ chức mở dịch vụ thanh toán, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở tài khoản tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp. Tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân tại Ngân hàng được phân chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Đối với loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, Ngân hàng có thể sử dụng chúng một cách có kế hoạch có mục đích đầu tư của Ngân hàng, còn loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn khách hàng chỉ sử dụng nó để được hưởng những tiện lợi trong thanh toán phục vụ chi trả cho các giao dịch mua bán, loại tiền gửi không kỳ hạn này chỉ có một ưu thế là lãi suất thấp nó tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm được lãi suất đầu vào và trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Ở Việt Nam, theo Nghị định 91/CP của thủ tướng chính phủ ngày 25/11/1993 và quyết định 22/QĐ - NH ngày 21/2/1994 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, mọi cá nhân đều có quyền mở tài khoản thanh toán ở Ngân hàng và được sử dụng séc chi trả.

Ngoài ra mới đây chính phủ mới ban hành nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 về quy chế phát hành và sử dụng séc có sửa đổi một số quy định về séc. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước có thông tư 07/TT - NH ngày 27/12/1996 hướng dẫn việc thực hiện quy chế này. Tuy vậy, muốn mọi cá nhân trong nền kinh tế chấp nhận và sử dụng séc còn lại cả một vấn đề khác kèm theo.

2.2.2 Thực trạng nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Thanh Xuân trong năm 2006 – 2007:

Đơn vị: trđ.

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 %2007/2006

TỔNG NGUỒN VỐN 409.382 388.849 -6 1. Cơ cấu theo đồng tiền

- Nguồn nội tệ 303.784 288.107 -4

- Ngoại tệ quy đổi VNĐ 105.598 100.742 -5 2. Cơ cấu theo kỳ hạn

- Nguồn không kỳ hạn 39.512 47.578 20 - Nguồn CKH < 12 tháng 98.921 57.096 -42 - Nguồn từ 12 tháng trở lên 270.940 284.175 5 Trong đó + Nguồn từ 12-> dưới 24T 124.099 67.621 -44 + Nguồn có KH 24T trở lên 146.841 216.554 47 3. Phân loại theo nguồn vốn

- Tiền gửi dân cư 367.636 338.463 -8

+ Nội tệ 262.170 242.617 -8

+ Ngoại tệ quy đổi VNĐ 105,466 95.846 -10

- Tiền gửi TCKT; TCXH 41.474 50.264 21

+ Nội tệ 41.341 49.480 20

+ Ngoại tệ quy đổi VNĐ 133 784 489

- Tiền gửi khác (TCTD) 272 122 -55

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2007) Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 thực hiện 388.8449 trđ đạt 83% kế hoạch được giao, giảm số tuyệt đối là: 81.151 trđ. So với năm 2006 giảm 20.533 trđ với tỷ lệ 6%.

* Cơ cấu nguồn theo đồng tiền: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền bao gồm VNĐ và ngoại tệ. Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các loại tiền tệ được phản ánh trong bảng 2 và biểu đồ 1 sau:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn theo đồng tiền

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng Tổng vốn huy động 409.382 100 388.849 100 Nội tệ 303.784 74,2 288.107 74,09

Ngoại tệ quy đổi VNĐ 105.598 25,8 100.742 25,91

(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2006-2007)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ cơ cấu nguồn theo đồng tiền

Năm 2006: 74.2 25.8 VN§ Ngo¹i tÖ Năm 2007: 74.09 25.91 VN§ Ngo¹i tÖ

- Năm 2007 nguồn nội tệ đạt 288.107 trđ, giảm 15.677 trđ so với năm 2006 ( giảm 4%), chiếm xấp xỉ 74% tổng nguồn vốn.

- Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ năm 2007 đạt 100.742 trđ, giảm 4.856 trđ ( giảm 5%) so với 2006, chiếm 25,91% tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu trên cho thấy huy động vốn bằng VNĐ là một ưu thế lớn của Chi nhánh NHNo Thanh Xuân. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn VNĐ luôn có tỷ trọng lớn hơn vốn ngoại tệ. Nguyên nhân là do Chi nhánh

nằm trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp, cơ khí tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ nên hình thức thanh toán chủ yếu là VNĐ.

* Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Trong tổng nguồn vốn huy động thì loại tiền gửi này chiếm tỷ lệ rất thấp, do nhu cầu gửi vào và rút ra của khách hàng là thường xuyên nên ngân hàng không kế hoạch được. Vì vậy lãi suất huy động cho loại tiền gửi này thấp dẫn đến việc không thu hút được người dân quan tâm gửi tiền. Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn đạt 47.578 trđ, chiếm 12,2%/tổng nguồn vốn.

- Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng trong năm 2007 đạt 57.096 trđ, chiếm 15%/tổng nguồn vốn, giảm 41.825 trđ so với năm 2006.

- Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên năm 2007 đạt 284.175 trđ, chiếm 72,8%/tổng nguồn vốn tăng 13.235 trđ so với năm 2006. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn này có xu hướng tăng: Năm 2006 chỉ chiếm 66,2%/tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên 72,8%. Xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn của NHNo Thanh Xuân rất phù hợp với nhu cầu vốn hiện nay, cần phải được phát huy hơn nữa.

Cụ thể tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo Thanh Xuân được trình bày dưới bảng 3 và biểu đồ 2 sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn

Đơn vị: trđ CHỈ TIÊU Năm 2006 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn năm 2006 (%) Năm 2007 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn năm 2007(%)

Tổng vốn huy động 409.382 100 388.849 100 Nguồn CKH<12 tháng 98.921 24,16 57.096 14 Nguồn từ 12T trở lên 270.940 66,18 284.175 72,8

Không kỳ hạn 39.521 9,66 47.578 12,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2007)

Biểu đồ 2: Tỷ lệ cơ cấu nguồn theo đồng tiền

Năm 2006 9.66 24.16 66.18 Không KH CKH<12T 12T tr? lên Năm 2007 12.2 14 72.8 Không KH CKH<12T 12T tr? lên

* Cơ cấu theo loại nguồn:

- Tiền gửi dân cư: Năm 2007 huy động được 338.463 trđ, giảm 29.173 trđ so với năm 2006, chiếm 87% tổng nguồn vốn, trong đó nội tệ 242.617 trđ, ngoại tệ quy đổi 95.846 trđ

- Tiền gửi tổ chức kinh tế: đạt 50.264 trđ, chiếm 13%/tổng nguồn vốn. Trong đó chủ yếu là nội tệ.

2.2.4.1 Những kết quả đã đạt được.

Kết quả dịch vụ:

- Năm 2007, công tác tín dụng còn nhiều khó khăn nên việc phát triển

dịch vụ từ tín dụng cũng phần nào bị hạn chế. Tuy vậy, tổng thu phí từ dịch vụ thực hiện được 910 trđ/1264 trđ kế hoạch được giao, tổng thu dịch vụ chiếm 8,79% trên thu nhập ròng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong năm, Chi nhánh đã phát hành tổng cộng 1.560 thẻ ghi nợ, giảm so với kế hoạch là 1.122 (đạt 58% so với kế hoạch ). Tổng số thẻ đã phát hành đến 31/12/2007 là: 8.294 thẻ.

- Công tác dịch vụ ngày càng phát triển theo tất yếu nền kinh tế và sự nhiệt tình tìm kiếm của cán bộ ngân hàng theo định hướng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trong đó dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng và thu phí cao tại Chi nhánh. Ngoài ra các nghiệp vụ khác như dịch vụ kiều hối, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ... đều có khả năng ngày càng mở rộng.

- Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm đạt 305 trđ phí dịch vụ. - Hoạt động bảo lãnh trong năm được 199 triệu đồng phí dịch vụ. - Chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng tham gia nhập khẩu về giao dịch như: Công ty CP điện tử chuyên dụng HANEL, Công ty TNHH TM&PTCN Khai Quốc, Cty TM&XD Vĩnh Phát, Cty TNHH XNK Thuận Phát, Cty TM Lê Bình, Cty TNHH Thanh Phương, Cty TNHH Chí Thành II,... Và một số khách hàng xuất khẩu: Cty TNHH Tín Viên, Cty TNHH Tùng Thuý, Cty TNHH Thông Tấn đã một phần cân đối được nhu cầu ngoại tệ tại Chi nhánh.

Kế toán – ngân quỹ:

Công tác kế toán – ngân quỹ ngày càng được hoàn thiện với công nghệ hiện đại, chế độ giao dịch một cửa tạo nhiều thuận lợi nên số lượng khách hàng mở tài khoản và tham gia hoạt động thanh toán ngày càng tăng.

Trong năm 2007 Chi nhánh NHNo Thanh Xuân đã thực hiện chuyển tiền nhanh 9.613 món, thu được gần 201 triệu đồng phí.

Dịch vụ chi trả tiền WESTERN UNION đạt 245 món với số tiền là 293,930 USD phí thu 31 triệu đồng.

Về trả tiền thừa, thiếu, thu tiền giả:

- Trong năm 2007, nghiệp vụ ngân quỹ đã thực hiện đi thu chi tại các

công ty và các điểm giao dịch đảm bảo an toàn, thu hộ cho dịch vụ bưu điện nhanh chóng và thuận lợi vẫn đảm bảo thu chi hoạt động nghiệp vụ hàng ngày.

- Tổng số trả tiền thừa là 35 món với số tiền trả lại khách hàng là 32 triệu đồng.

- Tổng số tiền giả thu hồi là 400.000 đồng.

2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động huy động vốn tại NHNo Thanh Xuân.

Bên cạnh những thuận lợi và những thành tích đã đạt được thì trong quá trình hoạt động chi nhánh NHNo Thanh Xuân còn gặp phải những vấn đề còn tồn đọng cần phải tháo gỡ:

- Thứ nhất, tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 388.849 chỉ đạt 83% so với kế hoạch được giao và giảm 6% so với năm trước. Trong đó nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chỉ đạt 57.096 trđ giảm đáng kể so với con số 98.921 trđ của năm 2006. Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hút nguồn vốn này như tác động vào lãi suất, kỳ hạn linh hoạt hơn,... Nguyên nhân của vấn đề này do:

+ Kinh tế tăng trưởng đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giá vàng và giá nhà đất trong năm 2006-2007 tăng cao nên một bộ phận dân cư đã đầu tư vào bất động sản do đó đã gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Chi nhánh. Mặt khác, nền kinh tế trong giai đoạn này chứa đựng

những yếu tố biến động khó dự đoán về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản,...Vì vậy, việc gửi các khoản tiền tiết kiệm có kì hạn ngắn thường được khách hàng lựa chọn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn sang mua vàng, ngoại tệ, ... hơn là gửi tiết kiệm.

+ Ngân hàng chưa hoạch định được chiến lược huy động vốn thật sự rõ ràng và phù hợp. Bộ phận marketing của ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ về tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng gửi tiền, nhất là khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao, dù rằng ngân hàng đã có những biện pháp nhất định theo hướng này. Xét theo góc độ lợi ích khách hàng các ngân hàng cần phải đối xử với khách hàng tiền gửi giống như với khách hàng đi vay, theo cơ chế thỏa thuận. Chẳng hạn các quy định có tính khuôn khổ của hình thức huy động tiết kiệm kì hạn, gửi 1 lần, trả gốc lãi một lần, được rút trước hạn nhưng không được rút từng phần các kì hạn được quy định cứng nhắc... có thể phù hợp với một số khách hàng, song chắc chắn không phù hợp với những khách hàng khác vốn đa dạng về nguồn thu nhập, chi tiêu và nhu cầu.

+ Do tác động cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kì (FED) xuống mức thấp nhất chỉ còn 1%/ năm nên tình hình lãi suất của nước ta đã có xu hướng trái chiều giữa VNĐ và ngoại tệ trong một thời gian dài và tác động chuyển dịch cơ cấu vốn huy động: vốn huy động VNĐ tăng, vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm.

+ Mặt khác trong huy động vốn VNĐ có nhiều kênh huy động với lãi suất hấp dẫn như: Trái phiếu chính phủ, kì phiếu của công ty dầu khí… nên công tác huy động của các NHTM nói chung và NHNo Thanh Xuân nói riêng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 26 - 36)