Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa đường tại công ty thương mại và xây dựng Đà

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công công mại và xây dựng đà nẵng (Trang 45)

THƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG.

1. KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công ty theo mặt hàng qua các năm nhw sau:

BẢNG 6: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG

(ĐVT: Tấn)

NHỰA ĐƯỜNG

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng % Số lượng % Số lượng % SHELL 5.836,54 73,31 5932,46 74,69 7.016,12 70,96 ESO 1.194,14 15,00 1036,58 13,05 1.925,86 19,48 TIPCO 31,35 0,39 12,36 0,16 00 00 BP 887,23 11,14 945,47 11,90 930,58 9,41 Các loại khác 12,24 0,15 15,42 0,19 14,57 0,15 Tổng 7.961,50 100 7942,29 100 9887,13 100 (Nguồn: CT.TM & XĐN)

+Trong các loại mặt hàng: SHELL là mặt hàng có khối lượng tiêu thụ lớn nhất trong những năm qua, năm 2006 sản lượng tiêu thụ là 5.836,54 tấn chiếm 73,31% năm 2007 là 5.932,46 tấn chiếm 74,69% và năm 2008 là 7.016,12 tấn chiếm 70,96%.

Tuy tỷ trọng mặt hàng này qua các năm có tăng giảm thất thường nhưng xét về khối lượng tiêu thụ năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ mặt hàng này rất được ưa chuộng trên thị trường.

+ Đứng thứ hai là ESO chiếm trên 13% tổng sản lượng tiêu thụ nhưng lại là mặt hàng có sự biến động lớn nhất năm 2006 là 1.194,14 tấn nhưng đến năm 2007 có sự giảm sút rõ rệt chỉ còn 1036,58 tấn đến năm 2008 thì tăng mạnh lên 1.925,86. Còn lại các mặt hàng như TIPCO,BP...chiếm khoảng 5- 10% sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty.

2. KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO THỊ TRƯỜNG.

 Công ty có mạng lưới tiêu thụ nhựa đường như sau:

- Thị trường Huế có một đại lý và một cửa hàng trực thuộc đại lý này.

- Thị trường Quảng Nam – Đà Nẵng: Gồm văn phòng chính, bốn cửa hàng cùng với hệ thống kho bãi chứa hàng bảo quản hàng.

- Thị trường Nam Trung Bộ: gồm Quy Nhơn và Quảng Ngãi, mỗi nơi đều có một đại lý và hai của hàng trực thuộc đại lý.

- Thị trường Tây Nguyên: Chỉ có một của hàng.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công ty theo thị trường qua các năm sau:

BẢNG7: KẾT QUẢ TIÊU THỤ NHỰA ĐƯỜNG THEO THỊ TRƯỜNG

(ĐVT:Tấn)

Thị trường

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Gia Lai 1.325,53 16,65 1.320,30 16,62 1.602,04 16,20 Quảng Ngãi 1.528,60 19,20 1.524,88 19,20 1.890,34 19,12 Bình Định 1.794,77 22,54 1.823,88 22,96 2.267,86 22,94 Quảng Nam 955.38 12,00 1.310,48 16,50 1.238,07 12,52

Đà Nẵng 924,15 11,61 890,54 11,21 1.403,14 14,19 Huế,Quảng Trị 1.074,80 13,50 833,94 10,05 1.072,99 10,85 Các thị trường khác 358,27 4,5 238,27 3,00 412,69 4,17 Tổng 7961,50 100 7.942,29 100 9.887,13 100 (Nguồn: CTTM&XDDN)

Trong tổng số thị trường tiêu thụ nhựa đường của công ty thị trường tiêu thụ lớn nhất là Bình Định với sản lượng tiêu thụ năm 2006 là 1794,77 tấn chiếm tỷ trọng 22,545%, năm 2007 là 1.823,88 tấn sang năm 2008 là 2.267,86 tấn chiếm tỷ trọng 22,94% tiếp đến là thị trường Quảng Ngãi chiếm tỷ trọng khoảng 19,12% trên tổng sản lượng đây là thị trường ít có biến động nhất qua ba năm.

Đăc biệt là thị trường Quảng Nam qua 3 năm có sự biến động khá lớn năm 2006 sản lượng tiêu thụ là 924,15 tấn chiếm tỷ trọng 16,50 đứng thư 3 sau thị trường Bình Định và thị trường Quảng Ngãi về tổng sản lượng tiêu thụ , sang năm 2008 giảm nhẹ còn 1238,07 tấn nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ba năm với 12,52% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Kế tiếp là thị trường Gia Lai với sản lượng tiêu thụ ba năm đều tăng nhưng tốc dộ tăng vẫn không đáng kể năm 2006 là 1.325,53 tấn chiếm tỷ trọng 16,65% và qua năm 2007 tăng nhẹ và đến năm 2008 thì đạt 1.602,04 tấn nhưng tỷ trọng tiêu thụ vẫn không có sự thay đổi lớn chỉ chiếm 16,20%.

Về thị trường Đà Nẵng qua các năm sản lượng bán tăng giảm thất thường cụ thể năm 2006 là 92.415 chiếm tỷ trọng là 11,61% nhưng năm 2007 giảm còn 89054 tấn và đến năm 2008 tăng lên 14.314 tấn chiếm tỷ trọng 14,19%, đây cũn là sản lượng tiêu thụ lớn nhất qua các năm. Đây là thị trường lớn và có nhiều đối thủ cạnh tranh do đó công ty cần nên xây dựng một vhieens lược cạnh tranh sao cho phù hợp nhằm thu hút hơn nữa khách hàng đến với mình.

Đối với thị trường Huế và Quảng Trị qua các năm tăng giảm thất thường về sản lượng tiêu thụ, cao nhất là 2008 với sản lượng tiêu thụ là 107.299 tấn nhưng tỷ

Các thị trường khác chiếm tỷ trọng từ 3%- 4% trên tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm, cụ thể năm 2006 chỉ tiêu thụ 35.827 tấn chiếm tỷ trọng 4,5% sang năm 2007 giảm xuống còn 23.827 tấn và đến năm 2008 tăng lên 41.269 tấn chiếm tỷ trọng 4,17% đây cũng là mức tăng cao nhất trong ba năm qua.

3. KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO KÊNH PHÂN PHỐI.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa dường của công ty theo kênh phân phối qua các năm như sau:

BẢNG 8: KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG THEO KÊNH PHÂN PHỐI

CÁCH THỨC BÁN

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Bán qua kênh

trực tiếp 3349 42,06 3.352,96 42,22 3.855,14 38,99 Bán qua trung

gian 4.612,50 57,94 4.589,33 57,78 6.031,99 61,01

Tổng cộng 7061,50 100 7942,29 100 9.887,13 100

Sản phẩm nhựa đường của công ty được bán qua kênh trung gian chiếm hơn 55% tổng sản lượng tiêu thu hằng năm của công ty .Cụ thể là năm 2006 là 4.612,50 tấn chiếm 57,49%,năm 2007là 598,35 tấn chiếm 57,78% đến năm 2008 là 6.031,99 tấn chiếm 61,01% trên sản lượng tiêu thụ .

Bán qua kênh trực tiếp cho khách hàng qua 3 năm không có sự biến động mạnh chỉ giao động 3,349 tấn – 3,855,14 tấn chiếm trọng khoản 38% - 43%,và thành phần lớn sản lượng này công ty bán chủ yếu cho những khách hàng truyền thống có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty .

Về tổng sản lượng bán hàng đều tăng qua các năm . Năm 2006 là 7.961,50 tấn sang năm 2007 giảm nhẹ xuống còn 7.942,29 . Sở dĩ sản lượng năm 2007 giảm là do

sản lượng bán qua kênh trung gian giảm . Đến năm 2008 tổng sản lượng bán tăng mạnh và đạt 9.887,13 tấn , đây cũng là sản lượng bán cao nhất trong 3 năm qua.

Nhận xét về thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường tại công ty Thương mại và Xây Dựng Đà Nẵng

Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công ty trong những năm qua ta có thể nhận thấy rằng tổng sản phẩm tiêu thụ qua các năm đều tăng. Sỡ dĩ công ty đạt được thành tích như vậy là do:

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm nhựa đường ngay một tăng, nhất là khu vực duyên hải miền Trung.

- Công ty có mạng lưới phân phối tương đối rộng, sức cạnh tranh của công ty thuộc loại khá so với các đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường.

- Công ty có đọi ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vàng nhanh nhạy trong kinh doanh cũng như có lực lượng bán hàng trực tiếp có nhiều kinh nghiệm và gắn bó với công ty.

- Sự góp phần của các trung gian bán hàng tập trung chủ yếu tại thị trường lớn như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi làm tăng sản lượng tiêu thụ nhưng làm giảm doanh thu của công ty.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì công ty còn nhiều hạn chế trong hoạt động phân phối của mình:

- Sản phẩm bán ra từng thị trường tăng giảm thất thường.

- Sản lượng tiêu thụ qua kênh trực tiếp khá ổn định nhưng có xu hướng giảm, do công ty chưa chú trọng trong việc bán hangftrwcj tiếp đến khách hàng và thâm nhập vào thị trường mới.

- Hoạt động nghiên cứu nhằm mở rông thị trường nhựa đường nói riêng và hoạt động marketing nói chung chưa thật sự được quan tâm đúng mức cũng như chưa được đầu tư mạnh từ phía công ty.

- Mặc khác do quá chú trọng vào các thị trường lớn và thị trường truyền thống dẫn đến công ty chưa thật sự chú trọng vào thị trường tiềm năng và các thị trường khác cũng như việc tìm cánh mở rộng thị trường.

V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN HOẠT ĐỘNG BÁN NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY.

1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY

Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, nó có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum. Vẫn tồn tại một số bất đồng trong số các nhà hóa học liên quan đến cấu trúc của nhựa đường, tuy nhiên phổ biến nhất là nó được giả lập mô hình như là một chất keo, với asphaltenes? như là thể phân tán và

maltenes? như là thể liên tục.

Nhựa đường có thể được tách ra từ các thành phần khác của dầu thô (chẳng hạn naphtha, xăng và dầu điêzen) bằng quy trình chưng cất phân đoạn, thông thường dưới các điều kiện chân không. Việc chia tách tốt hơn nữa có thể đạt được bằng cách xử lý tiếp các phần nặng nhất của dầu mỏ trong các khối khử nhựa đường sử dụng prôpan hoặc butan trong pha siêu tới hạn để hòa tan các phân tử nhẹ hơn và sau đó được tách ra. Có thể xử lý tiếp bằng cách "thổi" sản phẩm: cụ thể là bằng cách cho nó phản ứng với ôxy. Phương pháp này làm cho sản phẩm cứng và nhớt hơn.

Nhựa đường là đủ cứng để vận chuyển theo các đống rời (nó chỉ mềm đi khi bị nóng quá) vì thế đôi khi nó được trộn lẫn với dầu điêzenl hay dầu lửa cho dễ vận chuyển. Vào lúc giao hàng, các chất nhẹ hơn này sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp. Hỗn hợp này thông thường được gọi là bitum nguyên liệu (BFS).

Ứng dụng lớn nhất của nhựa đường là sản xuất bê tông atphan để rải đường, nó chiếm khoảng 80% toàn bộ lượng nhựa đường thương phẩm được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Việc gắn kết các ván ốp chiếm chủ yếu phần còn lại. Các ứng dụng khác còn có: làm thuốc xịt cho động vật, xử lý cột hàng rào và chống thấm nước cho công trình xây dựng.

Càng phát triển đất nước, nhu cầu về vật liệu xây dựng càng tăng cao, trong đó có nhựa đường – một mặt hàng không thể thiếu trong ngành xây dựng cầu đường.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhựa đường nhập khẩu trong tháng 11 đạt 34,3 nghìn tấn, kim ngạch đạt 9,07 triệu USD; tăng 11% về lượng và 15% về trị giá so với tháng trước.

Về thị trường nhập khẩu, Singapore, Thái Lan và Đài Loan vẫn là những thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lượng nhập khẩu nhựa đường vào nước ta (chiếm 78,67% tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong tháng 11/06, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Singapore đạt 3,35 triệu USD, tăng 19,2% so với tháng 10/06. Tiếp đến là Đài Loan với 1,5 triệu USD, tăng 33% so với tháng trước. Riêng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Thái Lan giảm nhẹ, đạt 1,56 triệu USD.

Do đặc điểm của sản phẩm nhựa đường là đặc cứng lại khi để nguội, chảy ra khi nóng lên nên công tác bảo quản lưu kho và vận chuyển hết sức khó khăn.

2. ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG.

Cuộc sống hiện đại sẽ ra sao nếu không có cái chất dinh dính màu đen được gọi là nhựa đường ? Chúng ta đi bộ, đi xe đạp, xe máy trên nó. Các loại ô tô đều đi trên mặt đường trải nhựa, mọi loại máy bay, khi cất cánh và hạ cánh đều phải chạy lấy đà trên đoạn đường băng trải nhựa.

Nhựa đường là vật liệu chủ yếu, có khối lượng kinh phí lớn để hoàn thiện kết cấu mặt đường, một trong những công đoạn cuối cùng của việc xây dựng.

Đối với mặt đường cao tốc, do những yêu cầu đặc biệt để đảm bảo an toàn khi phương tiện lưu hành với tốc độ cao, việc sử dụng các loại vật liệu nhựa đường phù hợp để chế tạo các loại bê tông nhựa phủ có độ nhám lớn, độ bền cao là hết sức cần thiết.

Trong nhiều năm qua các nhà nghiên cứu và sản xuất các loại nhựa đường đã dựa trên các tiêu chí của lớp bê tông nhựa để thiết kế sản phẩm:

- Tăng độ ma sát mặt đường để đảm bảo an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành tốc độ cao

- Chịu được tải trọng nặng - Không gây hại cho môi trường

- Có khả năng tái sinh và dễ dàng trong việc duy tu bảo dưỡng - Đảm bảo tính kinh tế với chi phí đầu tư ở mức chấp nhận được

Trước những đòi hỏi khắc khe về tiêu chuẩn của các công trình giao thông sử dụng nhựa đường đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân phối hàng hoá của công ty.Công ty cần cung cấp các sản phẩm nhựa đường đảm bảo các tiêu chuẩn trên thì mới giữ chân được khách hàng.

3. ĐẶC ĐIỂM VẬN CHUYỂN NHỰA ĐƯỜNG.

Quy trình công nghệ cung cấp nhựa đường nóng cần đến một hệ thống liên hoàn các bể chứa và các phương tiện chuyên chở chuyên dụng. Việc nhập khẩu được thực hiện bằng đường biển, nhờ các tàu chuyên dụng có thiết bị bảo ôn, gia nhiệt. Tại các cảng biển, nhựa đường được bơm rót từ tàu đến bể chứa của các kho, sau đó được bơm vào các xe tải chuyên dùng chở đến các kho chứa nằm sâu trong đất liền, hoặc đến thẳng các trạm trộn để sản xuất bê tông nhựa đường. Quá trình lưu chuyển đòi hỏi nhựa đường luôn ở dạng lỏng, thường nhiệt độ của nhựa đường từ 120 ºC - 145 ºC, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.

Hệ thống kho gồm các bể chứa có công suất chứa lớn (thường từ 1.000 tấn/bể đến 6.000 tấn/bể) đặt tại các cảng đầu mối nhập khẩu. Tại bể chứa có hệ thống gia nhiệt gồm máy phát điện, các đầu đốt gas hoặc đốt dầu FO và đường ống có dầu tải nhiệt chạy qua để duy trì hoặc nâng nhiệt độ khi cần thiết. Thành bể chứa được bọc các lớp bảo ôn (bông thuỷ tinh cách nhiệt). Quá trình bảo quản tại bể chứa, nhựa đường thường được duy trì nhiệt độ tối đa không quá 100 ºC, đây là nhiệt độ giữ được chất lượng sản phẩm ổn định trong thời gian dài lưu kho. Khi có yêu cầu, tuỳ thuộc vào điều kiện hợp đồng giao hàng, nhựa đường được nâng thêm nhiệt độ nhờ hệ thống gia nhiệt để bơm vào các xe chuyên dùng.

Xe chuyên dùng, nguyên lý hoạt động cũng giống như các bể chứa. Nhựa đường được duy trì nhiệt độ bằng hệ thống gia nhiệt, bảo ôn trong suốt thời gian vận chuyển trên đường, đảm bảo việc bơm rót tại các bể chứa trung chuyển hoặc trạm trộn bê

tông nhựa. Việc cung cấp nhựa đường nóng cho các trạm trộn bê tông nhựa cần độ an toàn cao rất cao.

Trước những đòi hỏi về quy trình nghiêm ngặc của quá trình vận chuyển nên đòi hỏi công ty phải tinh toán sản lượng nhập và xuất không được chênh lệch nhau quá lớn. Phải có đôị xe linh động trong quá trình vận chuyển, thời gian và quảng đường vạn chuyển đến các công trình giao thông là ngắn nhất. Tổ chức xúc tiển bán sản phẩm hạn chế đến mực tối đa sản lượng tồn kho.

Phần 3

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG.

I. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC KINH DOANH TẠI CÔNG TY.

Từ việc phân tích tình hình hoạt động của công ty đã nêu trên cho thấy có nhiều cơ hội và thách thức rất lớn. Tuy nhiên không phải cơ hội nào cũng có thể đưa

đến cho công ty những tác động tích cực như nhau và ngược lại, không phải thách thức nào khi sảy ra cũng đưa đến cho công ty những rủi ro mất mát như nhau. Chính vì vậy chúng ta cần xem xét đánh giá, đo lường mức độ quan trọng của các cơ hội cũng như mức độ nguy hiểm của các thách thức nhằm mục đích xác định được những

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công công mại và xây dựng đà nẵng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w