Do phương thức bán hàng thực tế tại Công ty có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó, đôi khi việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp. Phan Văn Hiệu – Kế Toán K2A
Vì vậy, Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
Để tính toán mức dự phòng phải thu khó đòi, Công ty cần đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm, trên cơ sở số thực nợ và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra mức dự phòng nợ thất thu. Đối với các khoản nợ thất thu.
Trong tương lai, lãnh đạo công ty nên xem xét việc lập dự phòng phải thu khó đòi với các khoản nợ phải thu. Nếu không đòi được thì công ty đã có sẵn nguồn tài chính để bù đắp mà không làm ảnh hưởng gì đến vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi theo công thức: Mức dự phòng nợ phải thu
khó đòi cần trích lập cuối niên độ
= Số dư bình quân nợ phải thu ở tháng cuối niên độ x
Tỷ lệ thất thu ước tính
+ Cuối năm n căn cứ vào mức dự phòng nợ phải thu khó đòi đã tính toán: Nợ TK 642
Có TK 139
Tính vào chi phí doanh nghiệp
+ Sang năm thứ n +1 nếu khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không đòi được cấp trên cho phép xử lý xoá sổ:
Nợ TK 139 Nợ TK 642
Có TK 131, 136, 138
: Trừ vào nguồn dự phòng : Số vượt so với nguồn dự phòng
: Số nợ đã xử lý Đồng thời ghi nợ TK 004: Số nợ đã xoá sổ Phan Văn Hiệu – Kế Toán K2A
+ Cuối năm n +1 can cứ vào mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập cuối năm n+1, nếu:
- Số dự phòng cần trích lập cuối năm n+1 > số dự phòng còn lại cuối năm n (Chưa dùng hết), kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có TK 139 : Phần chênh lêch thiếu
- Trường hợp ngược lại: Nợ TK 139
Có TK 642 : Phần chênh lêch thừa
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý, nếu đòi được: Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Đồng thời ghi Có TK 004: Số đã đòi nợ.
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139 "Dự phòng phải thu khó đòi".