Hiệp tác lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức lao động tại công ty lắp máy và xây dựng số 5 (Trang 28)

II. Thực trạng Tổ chức lao động tại Công ty Lắp máy và xây dựng số 5

1. Đặc điểm của Công ty có ảnh hởng đến Tổ chức lao động

2.2.2. Hiệp tác lao động

Hiệp tác lao động là sự vận hành cơ cấu lao động tạo ra, nhằm phối hợp hoạt động giữa các thành viên lại với nhau tạo nên một cơ cấu thống nhất.

Mối quan hệ hiệp tác trong Ban giám đốc công ty.

- Giám đốc quy định thời gian sinh hoạt của Ban giám đốc, mỗi tháng Ban giám đốc họp một lần.

- Giám đốc báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng và các nhiệm vụ chính trị, xã hội liên quan đến Công ty để cùng thảo luận và bàn biện pháp thực hiện. Khi thảo luận thống nhất, giám đốc kết luận quyết định phương án thực hiện, Ban giám đốc chấp hành thực hiện

Mối quan hệ hiệp tác giữa các phòng ban:

- Phòng Kinh tế – Kỹ thuật giao nhiệm vụ sản xuất cho các đội công trình. Khi các đội công trình nhận được nhiệm vụ sản xuất thì phòng Tổ chức điều động nhân lực. Phòng Tổ chức căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao để điều động. Nếu nhiệm vụ lớn, phải thực hiện trong thời gian dài thì Phòng Tổ chức sẽ điều động Đội trưởng đội công trình là người có trình độ, kinh nghiệm đảm nhận và điều động nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao cho đội. Còn nếu nhiệm vụ có tính chất kỹ thuật ít thì phòng Tổ chức sẽ điều động những người mới để nâng cao trình độ tay nghề của họ.

- Phòng Kế hoạch vật tư. Dựa vào nhiệm vụ Phòng Kinh tế – Kỹ thuật giao để bóc tách khối lượng vật tư cần mua. Phòng Kế hoạch vật tư sẽ dựa vào lượng vật tư đội công trình cần cho sản xuất để cung ứng vật tư cho phù hợp.

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

- Phòng Tài chính – Kế toán. Dựa vào khối lượng công việc do Phòng Kinh tế – Kỹ thuật xác định để tính lương cho đội công trình hàng tháng.

- Ban y tế. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên ở tất cả các phòng ban và các đơn vị sản xuất.

Mối quan hệ trong đội công trình:

- Đội trưởng đội công trình dựa vào khối lượng công việc được giao để phân công cho các Tổ trưởng.

- Các Tổ trưởng sẽ phân công công việc cho các công nhân trong Tổ.

2.3 Thù lao lao động.

*Tiền lương.

- Lương lao động gián tiếp:

+ Phòng Kinh tế – Kỹ thuật trả lương theo quy định số 203/ CT – TC.HC ngày 02 – 5 – 2002 của Giám đốc Công ty.

Đối với Kỹ sư : 03 mức. Mức 1: 1000.000 đ/ tháng Mức 2: 1.300.000 đ/ tháng Mức 3: 1.600.000 đ/ tháng

Đối với Trung cấp Kỹ thuật Cao Đẳng. Mức 1: 800.000 đ/ tháng

Mức 2: 1040.000 đ/ tháng Mức 3: 1280.000 đ/ tháng

Trưởng Phó phòng Kinh Tế – Kỹ Thuật ngoài mức lương bình bầu được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm như chế độ ban hành.

Cụ thể: Trưởng phòng 0,4 lương tối thiểu

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Phó phòng 0,3 lương tối thiểu

+ Các Kỹ sư, Kỹ thuật ở các đơn vị sản xuất cũng được trả với mức lương tối thiểu bằng các mức lương trên.

+ Lãnh đạo Công ty và các phòng ban còn lại:

Được trả dựa trên hệ số bậc lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp. Hiện hưởng theo nghị định tạm thời chế độ lương mới trong các doanh nghiệp.

Ngoài ra Lãnh đạo Công ty và Trưởng Phó phòng Ban, phụ trách đơn vị và nhân viên tại các phòng ban (trừ phòng kinh tế - kỹ thuật) còn được cộng thêm hệ số phần mềm của Công ty:

- Giám Đốc Công ty: Hệ số 1,9

- Phó Giám đốc, Phó Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, Kế toán trưởng: Hệ số 1,6 - Trưởng phòng: Hệ số 1,42 - Phó phòng: Hệ số 1,1 Nhân viên: 03 mức. - Hệ số A: 1,0 - Hệ số B: 0,85 - Hệ số C: 0,70

Hệ số A = 1,0 của nhân viên phòng ban bằng lương cơ bản hiện tại. Nhân viên các phòng ban đang hưởng nguyên lương cơ bản theo hệ số bậc lương, cấp bậc.

- Lương lao động trực tiếp.

Chế độ trả công khoán được áp dụng cho công nhân của Công ty. Bởi vì công việc của Công ty chủ yếu là xây dựng cơ bản, sữa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc, thiết bị.

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Đơn giá khoán được tính theo đơn vị công việc. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc mà tính đơn giá.

Đơn giá khoán tính cho cả khối lượng công việc hay công trình như Lắp ráp 1 sản phẩm, hoặc xây tường và lắp cấu kiện bê tông của một gian nhà.

Chế độ trả công này áp dụng cho cả cá nhân và tập thể:

+ Theo cá nhân: Tiền lương sẽ được trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu khoán.

+ Theo tập thể: Khoán tập thể tổ thì tính đơn giá và theo khối lượng công việc mà tổ hoàn thành. Cách phân phối tiền cho công nhân trong tổ tính bằng chế độ tiền công tính theo sản phẩm tập thể.

Chế độ tiền công tính theo sản phẩm tập thể áp dụng với những công việc cần một tổ công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả tổ như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền.

ĐG = 1 n i i L Q = ∑ Trong đó:

ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể

1 n i i L = ∑ : Tổng lương cấp bậc của cả tổ Q: mức sản lượng của cả tổ

Tiền lương thực tế của tổ : L1 = ĐG * Q1

Trong đó: L1 : Tiền lương thực tế tổ nhận được. Q1 : Sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành.

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Chia lương cho công nhân trong tổ, Công ty dùng phương pháp Hệ số điều chỉnh. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:

- Xác định hệ số điều chỉnh (Hdc) Hdc =

Trong đó:

Hdc là hệ số điều chỉnh.

L1 : Tiền lương thực tế cả tổ nhận được. L0 : Tiền lương cấp bậc của tổ.

- Tính tiền lương cho từng công nhân: L = Li * Hdc

Trong đó:

L : Tiền lương thực tế công nhân i nhận được. Li : Tiền lương cấp bậc của công nhân i.

Bảng 8.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

1 Giá trị sản lượng 77.146 77.833 81.710 102.000

2 Tổng quỹ tiền lương 11.220 12.540 13.860 15.312 3 Thu nhập bình quân

người / tháng

0,85 0,95 1,05 1,160

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

- Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động:

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

+ Kết quả sản xuất kinh doanh tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2004 đã tăng rất nhiều so với năm 2003. Có thể thấy đây là điều đáng mừng nó nói lên Công ty đang trên đà phát triển rất là nhanh và mạnh. Kết quả sản xuất kinh doanh tăng là do Công ty đã áp dụng khoa học vào sản xuất cũng như thi công các công trình. Công ty đã đầu tư các trang thiết bị cho sản xuất cũng như các máy móc cho quá trình thi công nên hiệu quả công việc được nâng cao. Chính vì vậy mà đã có nhiều nơi đến để ký hợp đồng với Công ty nên kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng qua các năm.

+ Thu nhập của người lao đông cũng tăng qua các năm. Vấn đề thu nhập tăng qua các năm là một vấn đề tất yếu của Công ty. Bởi vì để tăng mức sống của cán bộ công nhân viên chức của Công ty nên đã không ngừng tăng lương cho họ qua các năm. Để cuộc sống của họ ngày càng khấm khá. Từ đó kích thích họ làm việc. Từ năm 2004 trở đi thu nhập bình quân người/tháng của Công ty đã hơn 1 triệu đồng và có su hướng tăng trong các năm tiếp theo.

Bảng 9. Tiền lương của cán bộ quản lý

Đơn vị: đồng

Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ bản BHXH và BHYT chiếm 23% tiền lương cơ bản Giám đốc DN 2/2 6,97 2.439.500 561.085 Phó giám đốc DN 2/2 6,31 2.208.500 507.955 Kế toán trưởng 2/2 5,98 2.093.000 481.390

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Bảng 10. Tiền lương của chuyên viên kinh tế, kỹ sư

Đơn vị: đồng

Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ bản

BHXH và BHYT chiếm 23% tiền lương cơ bản Chuyên viên kinh tế; kỹ sư 1/8 2,34 819.000 188.370 2/8 2,65 927.500 213.325 3/8 2,96 1.036.000 238.280 4/8 3,27 1.144.500 263.235 5/8 3,58 1.253.000 288.190 6/8 3,89 1.361.500 313.145 7/8 4.20 1.470.000 338.100 8/8 4,51 1.578.500 363.055

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Bảng 11. Tiền lương của nhân viên văn thư

Đơn vị: đồng

Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ bản

BHXH và BHYT chiếm 23% tiền lương

cơ bản Nhân viên văn thư 1/12 1,35 472.500 108.675

2/12 1,53 535.500 123.165 3/12 1,71 598.500 137.655 4/12 1,89 661.500 152.145 5/12 2,07 724.500 166.635 6/12 2,25 787.500 181.125 7/12 2.43 850.500 195.615 8/12 2,61 913.500 210.105 9/12 2,79 976.500 224.595 10/12 2,97 1.039.500 239.085

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

11/12 3,15 1.102.500 253.575 12/12 3,893,33 1.165.500 268.065

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Bảng 12. Tiền lương của nhân viên phục vụ

Đơn vị: đồng

Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ

bản BHXH và BHYT chiếm 23% tiền lương cơ bản Nhân viên phục vụ 1/12 1,00 350.000 80.500 2/12 1,18 413.00 94.990 3/12 1,36 476.00 109.480 4/12 1,54 539.000 123.970 5/12 1,72 602.000 138.460 6/12 1,90 665.000 152.950 7/12 2,08 728.000 167.440 8/12 2,26 791.000 181.930 9/12 2,44 854.000 196.420 10/12 2,62 917.00 210.910 11/12 2,80 980.000 225.400 12/12 2,98 1.043.000 239.890

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Bảng 13: Tiền lương của công nhân xây dựng Đơn vị: đồng Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ bản BHXH và BHYT 23% BHXH và BHYT 20% BHXH và BHYT 6% Công nhân xây dựng. 1/7 1,67 584.500 134.435 116.900 35.070 2/7 1,96 686.000 157.780 137.200 41.160 3/7 2,31 808.500 185.955 161.700 48.510 4/7 2,71 948.500 218.155 189.700 56.910 5/7 3,19 1.116.500 256.795 223.300 66.990 6/7 3,74 1.309.000 301.070 261.800 78.540 7/7 4,40 1.540.000 354.200 308.000 92.400

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Bảng 14: Tiền lương của công nhân lắp máy

Đơn vị: đồng Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ bản BHXH và BHYT 23% BHXH và BHYT 20% BHXH và BHYT 6% Công nhân Lắp máy 1/7 1,85 647.500 148.925 129.500 38.850 2/7 2,18 763.000 175.490 152.600 45.780 3/7 2,56 896.000 206.080 179.200 53.760 4/7 3,01 1.053.500 242.305 210.700 63.210 5/7 3,54 1.239.000 284.970 247.800 74.340 6/7 4,17 1.459.500 335.685 291.900 87.570 7/7 4,90 1.715.000 394.450 3431.000 102.900

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Bảng 15. Tiền lương của công nhân cơ giới

Đơn vị: đồng

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Chức danh Bậc Hệ số Tiền lương cơ bản BHXH và BHYT 23% BHXH và BHYT 20% BHXH và BHYT 6% Xe trọng tải dưới 3,5 tấn 1/4 2,18 763.000 175.490 152.600 45.780 2/4 2,57 899.500 206.885 179.900 53.970 3/4 3,05 1.067.500 245.525 213.500 64.050 4/4 3,60 1.260.000 289.800 252.000 75.600 Xe trọng tải 3,5 tấn -> dưới 7,5 tấn 1/4 2,35 822.500 189.175 164.500 49.350 2/4 2,76 966.000 222.180 193.200 57.960 3/4 3,25 1.137.500 261.625 227.500 68.250 4/4 3,82 1.337.000 307.510 267.400 80.220 Xe trọng tải 7,5 tấn -> dưới 16,5 tấn 1/4 2,51 878.500 202.055 175.700 52.710 2/4 2,94 1.029.000 236.670 205.800 61.740 3/4 3,44 1.204.000 276.920 240.800 72.240 4/4 4,05 1.417.500 326.025 283.500 85.050

Nguồn: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5

Giám đốc doanh nghiệp có bậc là 2/2 với hệ số tương ứng là 6,97. Với hệ số này tiền lương cơ bản của giám đốc là: 6,97 x 350 = 2.334.000 trong đó bảo hiểm xã hội 23% sẽ có 8% lương cơ bản của giám đốc và 15% do công ty đóng.

Phó giám đốc cũng có bậc là 2/2 với hệ số tương ứng là 6,31. Tiền lương cơ bản của phó giám đốc là: 6,31 x 350 = 2.208.500. Nộp bảo hiểm xã hội tương tự như giám đốc

Kế toán trưởng có bậc là 2/2 hệ số tương ứng là 5,98. Tiền lương cơ bản là 5,98 x 350 = 2.093.000. Nộp bảo hiểm xã hội tương tự như giám đốc. Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

50

Lao động gián tiếp trong công ty bao gồm chuyên viên kinh tế, cán sự kinh tế viên, nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ tính lương và tính bảo hiểm tương tự như giám đốc.

Trong đó chuyên viên kinh tế có 8 bậc, bậc 1 có hệ số tương ứng là 2,34 có tiền lương cơ bản là 2,34 x 350 = 819.000, còn bậc 8 có hệ số tương ứng là 4,51 tiền lương cơ bản là: 4,51 x 350 = 1.578.500.

Nhân viên văn thư có 12 bậc: bậc 1 có hệ số 1,35 có tiền lương cơ bản 472.500, bậc 12 có hệ số 3,33 có tiền lương cơ bản 1.650.500. Chênh lệch hệ số giữa bậc 1 và bậc 12 là 3,33 - 1,35 = 1,98. Ở đây chênh lệch hệ số là không lớn giữa bậc thấp nhất và bậc cao nhất. Khoảng cách hệ số giữa các bậc là không lớn. Vấn đề khoảng cách hệ số giữa các bậc liền kề không lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu nâng bậc của các nhân viên. Bởi vì khi tăng thêm được một bậc thì tiền lương tăng thêm không là bao nhiêu nên đã giảm động lực hăng say trong công việc của các nhân viên.

*Căn cứ vào Bảng lương của công nhân mà các đơn vị sản xuất chấm công để chia lương . Người lao động có thời gian làm đủ 20 công /tháng trở lên thì trích nộp BHXH 5% và BHYT 1% tiền lương cơ bản, còn Công ty đóng 20% tiền lương cơ bản cho công nhân. Những người lao động có thời gian làm việc dưới 20 công /tháng thì phải tự đóng BHXH và BHT bằng 23% tiền lương cơ bản (trong đó BHXH là 20%, BHYT là 3%)

Công nhân có 7 bậc từ bậc 1 cho đến bậc 7. Ta thấy ở bảng 2 bậc 1 có hệ số là 1,67 có tiền lương cơ bản tương ứng 584.500, bậc 7 có hệ số là 4,4 có tiền lương cơ bản tương ứng là: 1.540.000. Chênh lệch hệ số giữa bậc 1 và bậc 7 là 4,4 - 1,67 = 2,73. Sự chênh lệch này tương đối lớn, sự chênh lệch hệ số giữa các bậc cũng tương đối lớn nên đã kích thích được người lao động phấn đấu để nâng cao trình độ tay nghề của mình. Vấn đề này cần phải được tăng cường, bởi vì càng có nhiều thợ bậc cao, lành nghề

Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

2.4. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc.

2.4.1. Tổ chức nơi làm việc:

Nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị, dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định

* Trang bị nơi làm việc

Theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất của Công ty và chức năng lao động mà việc trang bị cho nơi làm việc tại Công ty được bố trí các loại thiết bị sau:

- Các thiết bị chính:

+ Gồm 50 máy tính được dùng cho các phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch vật tư, phòng Kinh tế – Kỹ thuật, phòng Tài chính - Kế toán và Ban y tế, và 4 máy in được dùng ở 4 phòng trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức lao động tại công ty lắp máy và xây dựng số 5 (Trang 28)