Chi phí đào tạo của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam khá lớn và ngày càng tăng lên, điều này thể hiện sự quan tâm của Tổng công ty đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đó là sự thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, điều này có nghĩa rằng trong tương lai Tổng công ty sẽ có một nguồn nhân lực đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với đối thủ trong khu vực và thế giới.
2.2.1.3. Triển khai đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Nam
* Đào tạo công nhân kỹ thuật
- Đào tạo tại nơi làm việc: Hình thức này chủ yếu sử dụng đối với người mới gia nhập đội ngũ lao động của Tổng công ty. Các cán bộ có kinh nghiệm sẽ kèm cặp hướng dẫn nhân viên mới, các nhân viên mới sẽ nhanh chóng làm quen với công việc, làm quen với nhân viên khác, bảo đảm cho nhân viên mới sẽ nhanh chóng đảm nhận được công việc.
Bảng 2.9: Kết quả đào tạo CNKT theo phương pháp đào tạo tại nơi làm việc
Đơn vị tính: Người
STT Nghành nghề đào tạo 2005 Số lượng2006 2007
1 Hàn điện 130 191 196
2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 130 89 111
3 Chế tạo thiết bị cơ khí 86 138 83
4 Lắp đặt ống công nghệ 49 23 25
5 KT lắp đặt điện và điều khiển
trong công nghiệp 80 40 64
6 Sửa chữa thiết bị điện 25 38 21
7 Sửa chữa cơ khí 11 17 11
8 Cắt gọt kim loại 10 5 5
9 Vận hành trục máy 27 12 6
10 Vận hành TBSX xi măng 17 43 55
Tổng 565 596 577
(Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
Hình thức đào tạo tại nơi làm việc là hình thức đào tạo không thể thiếu của các tổ chức nó đảm bảo bổ sung nhanh chóng, kịp thời nhu cầu lao động, chi phí cho đào tạo theo hình thức này thấp hơn nhiều. Đây là hình thức xây dựng đội ngũ kế cận qua việc cấp trên trực tiếp dạy cho cấp dưới của mình, do đó giúp cho cấp trên và cấp dưới hiểu nhau hơn đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc và đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên của Tổng công ty ngày càng lớn mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.
Tuy nhiên hình thức đào tạo này không bài bản, học viên không toàn tâm toàn ý vào học tập vì vừa phải học vừa phải làm việc.
- Các lớp cạnh doanh nghiệp: Hàng năm Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thường mời các kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài về
đơn vị để đào tạo riêng cho các đơn vị. Đối tượng học lớp này là các công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề tương đối cao thường là từ bậc 5 trở lên. Năm 2005 đào tạo được 60 người; năm 2006 đào tạo được 85 người; năm 2007 đào tạo được 65 người.
- Đào tạo ngoài công việc (cử đi học ở các trường chính qui)
Bảng 2.10: Kết quả đào tạo công nhân kỹ thuật tại các trường chính quy
Đơn vị tính: Người
STT Nghành nghề đào tạo 2005 Số lượng2006 2007
1 Hàn điện 300 440 461
2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 302 212 255
3 Chế tạo thiết bị cơ khí 190 195 194
4 Lắp đặt ống công nghệ 110 40 42
5 KT lắp đặt điện và điều khiển
trong công nghiệp 260 220 98
6 Sửa chữa thiết bị điện 40 86 40
7 Sửa chữa cơ khí 17 10 16
8 Cắt gọt kim loại 10 15 13
9 Vận hành trục máy 30 30 14
10 Vận hành TBSX xi măng 31 92 105
Tổng 1290 1340 1238
(Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
Đây là hình thức đào tạo tốn kém nhưng Tổng công ty vẫn quan tâm vì hình thức đào tạo này rất hiệu quả. Xây dựng được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý điều hành vững mạnh linh hoạt là mục tiêu đào tạo chính của Tổng công ty trong giai đoạn hiện nay. Tổng công ty đã gửi những người có năng lực, có trình độ, có triển vọng đi học, đây chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Tổng công ty trong tương lai.
Trong những năm gần đây Tổng công ty đã liên kết với trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học bán công Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh đào tạo kỹ sư, cử nhân phối hợp với một số trường đại học, cao đẳng nước ngoài (Austrilia) do đó số cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ ngày càng nhiều. Ngoài ra còn mời một số chuyên gia trong nước và ngoài nước đến đào tạo về kỹ thuật mới, cung cấp các thông tin kinh tế, kỹ thuật của các nước trên thế giới, khu vực nhằm nâng cao hiểu biết cho cán bộ của Tổng công ty nên hình thức này thu hút được một lượng lớn cán bộ tham gia. Ngoài ra Tổng công ty còn quan tâm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ lao động của mình. Năm 2005 người có trình độ chính trị: sơ cấp 810 người, trung cấp 111 người, cao cấp 48 người. Năm 2006 người có trình độ chính trị: sơ cấp 830 người, trung cấp là 131 người, cao cấp 58 người. Năm 2007 người có trình độ chính trị: sơ cấp 860, trung cấp 156 người, cao cấp 68 người.
Tổng công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ lao động của mình, khuyến khích lao động đi học nâng cao trình độ: học tại chức, học bằng hai, tin học, ngoại ngữ….
Bảng 2.11: Kết quả đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
Đơn vị tính: Người
Lớp 2005 Năm2006 2007
Sau đại học 5 3 14
Lý luận chính trị 70 50 65
Chương trình quản trị nhân sự 25 28 50
Học tại chức 115 147 150
Tin học 20 20 25
Ngoại ngữ 18 20 43
Nhân viên 290 420 245
Tổng 525 688 592