Viện - YHCT

Một phần của tài liệu 1 số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác tiền lương & các khoản trích theo lương ở Viện Y học cổ truyền (Trang 56 - 58)

I-/ Đặc điểm tình hình chung của Viện Y học cổ truyền

Viện - YHCT

nghiêm túc với quy định của chế độ về hệ thống chứng từ, sổ sách về tiền lơng, không ngừng kiện toàn bộ máy kế toán. Việc ghi sổ đợc kế toán tiến hành thực hiện ngay sau mỗi khoảng thời gian quy định cho việc hạch toán, ghi sổ. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lơng có thể nói đã đợc thống nhất từ giám đốc quản lý (viện trởng) cho tới các CBCNV. Các nội dung phần hành kế toán đợc giao cho từng ngời cụ thể, kế toán viên đã hỗ trợ tích cực cho kế toán tổng hợp hoàn tất sổ sách.

Viện đã lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ là rất phù hợp với đặc điểm và điều kiện của 1 đơn vị hành chính sự nghiệp nh Viện, với đội ngũ kế toán có trình độ vừa phải, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tơng đối ít và với tính chất hoạt động, kinh doanh không phức tạp.

Trong công tác tổ chức hạch toán lao động và tiền lơng Viện đã có một số kinh nghiệm và cố gắng trong việc xây dựng hình thức trả lơng cho CBCNV và ngời lao động. Là một Viện chuyên khoa đầu ngành về công tác nghiên cứu và khám chữa bệnh, do đó việc khuyến khích động viên CBCNV ham mê, có trách nhiệm với nhiệm vụ đợc giao và coi trọng y đức của ngời thầy thuốc đã đợc Viện thực hiện nghiêm túc thông qua các phơng thức trả lơng. Viện đã quy định trả lơng cho CBCNV ở các khoa phòng theo hình thức trả lơng thời gian mà đã đợc Nhà n-

ớc ban hành, song việc thực hiện hình thức này không tạo cho ban lãnh đạo chủ động trong công việc, họ vẫn ỷ lại theo mức lơng cố định và số tiền phụ cấp thêm. Do đó công tác điều hành không đạt hiệu quả cao nhất và CBCNV dới quyền cũng không phát huy hết khả năng tiềm tàng, để nâng cao hiệu quả làm việc (NSLĐ) của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nó phải là mặt tiêu cực cận kề. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán tiền lơng nói riêng của Viện còn có nhiều tồn tại phải giải quyết.

- Vấn đề 1: Về công tác quản lý lao động.

Trong vấn đề này, việc quản lý lao động ở Viện thực hiện hầu nh là ở phòng tổ chức cán bộ. Các chứng từ, sổ sách về sự biến động số lợng lao động đều đợc cán bộ ở phòng TCCB lập và quản lý. Nh vậy công tác quản lý lao động dới góc độ thời gian làm việc rất khó đợc xác định thông qua “Bảng chấm công” chỉ theo dõi ngày công làm việc mà không theo dõi đợc số giờ làm việc (có thể có trờng hợp làm thêm giờ) để phòng kế toán tính lơng phải trả. Do đó việc trả lơng cha chính xác so với thời gian thực tế đi làm của CNV.

Quản lý lao động dới góc độ về số lợng và chất lợng công việc, hiệu quả lao động chỉ đợc đánh giá trên tổng số doanh thu thu đợc của các phòng ban, chứ không xác định đợc của từng CNV. Do đó rất khó xác định lơng chính xác để khuyến khích, động viên những CNV làm việc năng nổ, và tiền lơng đợc trả sẽ không xứng với sức lực mà họ đã bỏ ra. Do đó có nhiều hạn chế trong cách sử dụng nguồn nhân lực.

- Vấn đề 2: Về quản lý bộ máy kế toán của Viện.

Nh hiện nay bộ máy kế toán của Viện quá cồng kềnh, số lợng ngời đợc sử dụng thủ công hơi nhiều so với một số đơn vị khác. Viện đã có xu hớng chuyển sang hình thức kế toán máy vi tính, các thiết bị máy móc đã đợc mua sắm và lắp đặt nhng Viện vẫn cha xác định đợc hớng thay đổi sổ sách và sắp xếp lại lao động kế toán. Do đó không tận dụng đợc công suất hoạt động của máy đồng thời lợng CNV làm thủ công nhiều và vất vả. Đây là một tồn tại mà Viện cần giải quyết trớc

mắt nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán của Viện nói chung và công tác kế toán tiền lơng nói riêng.

- Vấn đề 3: Về công tác kế toán tiền lơng của Viện.

Việc lập và luân chuyển một số chứng từ gốc liên quan đến tiền lơng của đơn vị cha phù hợp. Các bảng thanh toánn lơng mà kế toán lơng đa ra cha có tính thuyết phục. Trong bảng thanh toán, các cột tính lơng cho từng ngời cha thể hiện đợc rõ nét vấn đề thu nhập của CNV. Chẳng hạn trong các bảng thanh toán lơng ở mọi phòng ban thì cột tiền lơng cơ bản và cột hệ số không có, kế toán lơng chỉ biểu thị thu nhập của họ qua cột tiền lơng chính là số tiền mà họ làm việc theo thời gian đi làm của mình.

Ngoài ra, công tác thanh toán lơng cho CBCNV ở Viện còn có sự phức tạp, cồng kềnh về các khoản thu nhập thêm của CBCNV nh: tiền trợ cấp thờng trực chuyên môn, tiền làm thêm giờ,... Kế toán thanh toán đã tách các khoản thu nhập này ra tiền lơng chính. Nh vậy ta thấy kế toán thanh toán lơng sẽ phải làm việc nhiều lần mới hoàn tất các khoản phải trả CNV và vào sổ chứng từ ghi sổ.

Khi tính trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ thì tổng quỹ lơng dùng để tính trích của Viện là một số cố định qua nhiều kỳ hạch toán hoạt động của Viện. Trên thực tế quỹ lơng của Viện thay đổi theo từng tháng, do đó để theo đúng chế độ hiện hành về tính trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ thì đơn vị cần có một bảng trích lập từ các quỹ này riêng, ngoài bảng thanh toán lơng, trong đó có mức tiền lơng cơ bản và các khoản phụ cấp để tính trích các quỹ.

Đó là một vấn đề bức thiết mà Viện cần có kế hoạch hoàn thiện và điều chỉnh sao cho phù hợp với xu thế hiện đại.

II-/ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền l- ơng và các khoản trích theo lơng.

Một phần của tài liệu 1 số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác tiền lương & các khoản trích theo lương ở Viện Y học cổ truyền (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w