Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình dòng tiền chiết khấu.

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kông.doc (Trang 27 - 29)

- Lãi su phiếu chính ất trái phủ kỳ hạn

1.4.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình dòng tiền chiết khấu.

tiền chiết khấu.

Nguyên lý chung.

Phương pháp định giá theo mô hình dòng tiền chiết khấu DCF được xây dựng dựa trên một nguyên lý cơ bản, đó là giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hoá các dòng thu nhập (dòng tiền) chiết khấu các dòng tiền đó theo một mức lãi suất chiết khấu phù hợp có tính đến rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó, đối với phương pháp DCF thì hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu được là dòng tiền thu nhập hàng năm và lãi suất chiết khấu dòng tiền đó.

Với mỗi dòng tiền khác nhau thì lãi suất chiết khấu sử dụng là khác nhau, có thể liệt kê như sau:

Dòng thu nhập thuộc về vốn cổ phần thì chiết khấu bằng chi phí vốn cổ phần.

pDòng thu nhập của toàn bộ doanh nghiệp thì chiết khấu bằng chi phí vốn bình quân của cả doanh nghiệp.

b Dòng thu nhập thu về trước thuế thì chiết khấu bằng tỷ lệ chiết khấu trước thuế.

KDòng thu nhập theo giá trị danh nghĩa thì chiết khấu bằng tỷ lệ chiết khấu

danh nghĩa.

d Dòng thu nhập theo giá trị thực tế thì chiết khấu bằng tỷ lệ chiết khấu thực tế.

Cách xác định tỷ lệ chiết khấu sử dụng trong mô hình chiết khấu dòng tiền.

Chi phí vốn chủ sở hữu: (tỷ lệ lợi tức yêu cầu đối với vốn chủ sở hữu). Chi phí vốn chủ sở hữu là khoản lợi tức yêu cầu mà doanh nghiệp buộc phải chi trả cho các nhà đầu tư góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Nói cách khác chi phí vốn chủ sở hữu là khoản chi phí cơ hội mà doanh nghiệp mất đi để có được nguồn vốn kinh doanh của mình. Việc xác định được chi phí vốn chủ sở hữu một cách chính xác là hết sức cần thiết để chiết khấu các dòng tiền tự do đối với vốn chủ sở hữu (FCFE) trong tương lai về hiện tại một cách chuẩn xác hơn.

Trên thực tế có nhiều cách thức để xác định chi phí vốn chủ sở hữu, nhưng có hai mô hình được sử dụng nhiều nhất và có thể đem lại kết quả một cách khá chuẩn xác, đó là mô hình định giá tài sản vốn CAPM và mô hình định giá chênh lệch APM.

CAPM là mô hình được áp dụng phổ biến trong bối cảnh tài chính hiện đại. Về cơ bản, CAPM cho rằng chi phí của vốn cổ phần bằng với lãi suất của chứng khoán phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro nhân với hệ số rủi ro của doanh nghiệp đang phân tích, theo công thức sau:

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kông.doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w