Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I.doc (Trang 32 - 38)

II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY

1. Đánh giá chung

Công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) được thành lập từ tháng 12/1981 với tên ban đầu là Công ty XNK Tổng hợp I, trực thuộc Bộ Ngoại thương, nay là Bộ Thương mại, với những chức năng chính là: thực hiện XNK ủy thác; tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ nhân đạo của CHDC Đức. Từ chỗ ban đầu chỉ có 50 người làm công tác XNK (thực chất là tiếp nhận hàng viện trợ), vốn lưu động ban đầu chỉ được giao 139 nghìn đồng, bởi quan niệm XNK ủy thác thì không cần vốn mà sử dụng vốn của người ủy thác (hàng hóa) là chính, tới nay, Công ty đã có một nền móng kinh doanh vững chắc với 3 hướng kinh doanh ổn định là XK hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và sản xuất-chế biến; hoạt động dưới mô hình cổ phần năng động. 25 năm hoạt động, Công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, bảo tồn và phát triển được vốn, đời sống người lao động được nâng cao vững chắc và nộp ngân sách ngày càng tăng, Năm 2006, Công ty đạt kim ngạch XNK 57 triệu USD, tổng doanh thu 680,6 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng và có tổng lợi nhuận 9,35 tỷ đồng, cổ tức đạt 12% so với mức Đại hội cổ đông đề ra là 8,5%; đặc biệt Công ty đã giành được Giải thưởng Sao vàng đất Việt và được bình chọn là Doanh nhiệp XK có uy tín 3 năm liên tiếp (2004-2006)

25 năm hoạt động, trải qua biết bao biến động của môi trường kinh doanh, Công ty vẫn luôn giữ được thế ổn định đi lên dù có những lúc bước đi trên con đường khai mở, chưa có người đi trước để theo dấu. Tổng kết chặng đường ấy, Công ty đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là:

-1. Xác định đúng định hướng dài hạn và mục tiêu phấn đấu cụ thể từng thời kỳ, trên cơ sở đó có giải pháp thực hiện phù hợp diễn biến tình hình kinh tế xã hội cũng như thực trạng Công ty.

Thực vậy, 25 năm qua, Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển, Với giai đoạn I (11 năm), Công ty mới được thành lập, nền kinh tế bắt đầu đi theo định hướng cơ chế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế và XNK mới cũ đan xen, chưa hình thành rõ nét. Có thể nói, cả nền kinh tế và Công ty đều vừa làm, vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm. Đây là thời kỳ Công ty xây dựng định hướng và đặt nền móng cho hoạt động của mình. Còn giai đoạn II (từ 1993-2004) thì ghi dấu quá trình xây dựng, phát triển Công ty gắn với cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu thị trường đã hình thành rõ nét và phát triển theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước và giai đoạn 3 (từ 1/1/2005 tới nay) là thời kỳ Công ty phát triển kinh doanh ổn định dưới mô hình mới với tên gọi Công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam.

Cả 3 giai đoạn đều có rất nhiều biến đổi trong môi trường kinh doanh, cơ chế quản lý của Nhà nước và tổ chức của ngành.

Thời kỳ đầu, nhiều lần, Công ty đứng trước những thử thách gay gắt, thậm chí đe dọa sự tồn vong. Công ty đã xây dựng định hướng phát triển dài hạn có tầm quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển sau này. Đó là: 1) Xác định nguyên tắc hoạt động: Khi được thành lập với mục đích thử nghiệm cách làm ăn mới, Công ty được Bộ giao 2 nguyên tắc cơ bản: lấy thu bù chi và được thu hoa hồng bằng ngoại tệ, Trên cơ sở đó và tình hình thực tiễn, Công ty đã chủ động, kiên trì thuyết phục các cơ quan quản lý chấp thuận thêm một số phương thức kinh doanh, tích lũy và sử dụng vốn tự có bằng ngoại tệ, lập hàng hóa thông qua vay vốn nước ngoài-những nguyên tắc này ngày nay có thể xem là bình thường, tất yếu trong kinh doanh, song ngày đó đã được xác định bằng biết bao sự chủ động sáng tạo của Công ty, nhằm tạo ra hành lang pháp lý để chủ động phát triển kinh doanh. Cùng đó, Công ty

thức kinh doanh, từng bước bổ sung, điều chỉnh phạm vi kinh doanh trên nguyên tắc phù hợp cơ chế, chính sách và nhu cầu xã hội từng thời điểm. Chiến lược này được xác định trên cơ sở nhận thức rằng thị trường luôn luôn biến động theo hai chiều thuận và nghịch; việc đa dạng hóa loại hình kinh doanh có những diễn biến xấu. Mặc khác, Công ty chủ động xin nhận thêm các nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ kinh doanh được Bộ giao để đáp ứng nhu cầu thị trường (lập quỹ hàng hóa; đổi hàng ngoài nghị định thư; NK hàng tiêu dùng phục vụ cải cách giá-lương-tiền của Chính phủ; gia công lắp ráp hàng điện tử; xây dựng kho, văn phòng phục vụ kinh doanh và cho thuê; làm ủy thác hàng gia công may mặc XK; xây dựng xí nghiệp may). Trong giai đoạn này Công ty còn xây dựng phát triển thị trường, đối tác phù hợp phạm vi và quy mô kinh doanh với phương châm bảo vệ chữ tín, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi. Nhờ đó, Công ty đã mở rộng thêm mạng lưới khách hàng, tập kết được những mặt hàng XK lớn (lạc nhân, đay, đậu...); xây dựng được một số bạn hàng nước ngoài tin cậy, sẵn sàng hợp tác tiêu thụ và cung ứng những mặt hàng Công ty kinh doanh. Trong giai đoạn II, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nước ta đã được định hướng XHCN nước ta đã được định hình và tiếp tục phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế tham gia, những ưu đãi cho DNNN dần dần bị thu hẹp, thị trường ngày càng mở và có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; Công ty lại có biến động lớn (hợp nhất với một số đơn vị khác), số lao động tăng lên gấp 2, có lúc gấp 4 khi kết thúc thời kỳ trước, gây áp lực lên hoạt động Công ty, nhất là khi lợi nhuận có xu hướng thấp dần, trong khi do hình thành từ một đơn vị có 90% hoạt động là lưu thông thương mại thuần túy nên Công ty không có lợi thế về nguồn hàng XK và mạng lưới tiêu thụ hàng XK.

Tuy nhiên, giai đoạn này Công ty cũng vẫn thành công bởi giải quyết tốt 3 vấn đề cốt lõi là con người, vốn và lĩnh vực kinh doanh. Về chiến lược kinh doanh, Công ty tiếp tục xây dựng và phát triển theo định hướng kinh doanh tổng hợp với 3 lĩnh vực đã nêu. Danh mục XK của Công ty thời kỳ này

rất phong phú với việc phát triển hàng gia công may mặc thành mặt hàng chủ lực dù không đạt hiệu quả cao song là nhân tố tạo sự ổn định quy mô kinh doanh và có ý nghĩa an sinh xã hội; đồng thời xây dựng một số mặt hàng XK lớn khác và tranh thủ cơ hội đẩy mạnh XK. Công ty cũng thành công trong hoạt động NK với những mặt hàng chính: linh kiện xe gắn máy, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón...; phương thức hoạt động nhập khẩu chuyển từ ủy thác là chính sang đẩy mạnh tự doanh, tranh thủ làm hàng tự nhập, tái xuất, nhập ODA... có hiệu quả cao. XNK đã thường xuyên chiếm 90% doanh số và là nguồn thu lợi nhuận lớn. Song song với hoạt động XNK, Công ty đã đầu tư rõ nét một hướng kinh doanh trụ cột khác là sản xuất: đầu tư gia công hàng may mặc XK; liên kết tổ chức chế biến quế XK; tổ chức lắp ráp xe máy, tạo sự gắn bó với nguồn hàng và thị trường trong nước. Hướng kinh doanh trụ cột thứ ba được ổn định trong thời kỳ này là hoạt động dịch vụ đã hình thành từ giai đoạn trước. Thời kỳ này Công ty đạt mức lợi nhuận bình quân 7,1 tỷ đồng/năm (thời kỳ trước là 1 tỷ đồng/năm). Giai đoạn III (2005-2006): Công ty đã thực hiện thắng lợi hoạt động kinh doanh và đã thành công trong chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần. Vẫn với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng trong hai thời kỳ trước, đến nay, Công ty đã tiếp tục củng cố và có những thay đổi thích hợp trong quản lý theo mô hình hoạt động mới này cũng như cơ chế quản lý mới của đất nước.

-2. Thường xuyên xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính và lao động.

Xác định con người và vốn là hai điều kiện cơ bản cho phát triển kinh doanh, trong suốt 25 năm qua, Công ty luôn có chính sách đồng bộ tạo điều kiện để các cá nhân phát huy năng lực xây dựng và gắn bó với Công ty; thực hiện chủ trương phát triển đi đôi và trên cơ sở bảo toàn vốn để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững. Nếu như giai đoạn I, Công ty xây dựng bộ máy phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đào tạo cán bộ và ổn định lực lượng lao

sống người lao động, coi trọng và phát huy vai trò tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong Công ty nhằm xây dựng cộng đồng người lao động gắn bó với Công ty; quy hoạch đề bạt cán bộ bài bản với phương châm nguồn lao động chính trong Công ty là đối tượng chính xây dựng bộ khung, thì giai đoạn II, các chủ trương này được thực hiện bài bản hơn, cơ chế tạo sự phân công hợp tác nội bộ khuyến khích người lao động tập trung nguồn lãi về Công ty, hạn chế cao nhất các rủi ro bị chiếm dụng, thất thoát vốn; hoạt động các đoàn thể và mối liên hệ phân công, hợp tác với chính quyền được chuẩn hóa bằng các quy định, quy chế; hỗ trợ hoạt động kinh doanh và giải quyết hợp lý quyền lợi người lao động theo kết quả kinh doanh. Ở giai đoạn III, tuy hoạt động theo mô hình CPH song các chủ trương đúng đắn trên vẫn được chú trọng thực hiện. Về tạo vốn và bảo toàn vốn, tuy ngày đầu thành lập, Công ty không được giao vốn kinh doanh mà chỉ được giao cơ chế tạo vốn bằng việc thu 1% hoa hồng bằng ngoại tệ song Công ty đã chủ động xin phép tự doanh hàng NK thu ngoại tệ thông qua lập và xây dựng quỹ hàng hóa từ vay nước ngoài dưới hình thức hàng NK để cung ứng cho thị trường nội địa lấy hàng XK; sau này, khi hoạt động kinh doanh trên không còn phù hợp Công ty chuyển sang lắp ráp hàng điện tử, NK hàng phục vụ nhu cầu phi mậu dịch, đầu tư tài chính vào tham gia thành lập Ngân hàng Eximbank..., với mục đích phát triển vốn. Để bảo toàn vốn, Công ty lấy gốc ngoại tệ là cơ sở tính toán, hạch toán nội bộ tránh rủi ro từ biến động tỷ giá, đồng thời hết sức hạn chế việc bị chiếm dụng vốn, thất thoát vốn. Vì thế, giai đoạn này, Công ty đã tăng được vốn từ trên 913 nghìn đồng (năm 1981) lên 18 tỷ đồng (năm 1992). Giai đoạn II và III, song song với áp dụng những kinh nghiệm trên, Công ty đã tranh thủ mọi cơ hội để làm được các dịch vụ có lời cao và chú trọng kết hợp sử dụng vốn, tỷ giá trong hoạt động như một công cụ để bảo toàn và phát triển vốn.

-3. Trong mọi hoạt động, Công ty luôn có ý thức tuân thủ và lấy chính sách pháp luật làm cơ sở ra quyết định điều hành, quản lý và tiến hành sản xuất kinh doanh.

-4. Phải có chính sách xây dựng và phát triển thị trường, đối tác... để có mạng lưới bán hàng tin cậy, bền vững.

Nhờ chính sách này nên Công ty đã đứng vững qua nhiều lần thay đổi cơ chế, đứng trước những thử thách khắc nghiệt.

-5. Luôn quan tâm tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động đúng vai trò, chức năng để hỗ trợ hoạt động chuyên môn và xây dựng đoàn kết nội bộ, tạo ra sự gắn kết bền vững và tích cực trong hoạt động Công ty.

Bước vào năm 2007, năm cả nước hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới và Công ty có sự thay đổi về chất trong mô hình hoạt động, Đại hội cổ đông của Công ty từ đầu năm 2006 đã thống nhất tiếp tục phát triển Công ty với 3 lĩnh vực chính là kinh doanh thương mại (XNK), sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Trong đó đẩy mạnh mảng sản xuất và dịch vụ để đảm bảo mỗi mảng chiếm 20-30% tổng doanh thu, tạo thế phát triển bền vững cho Công ty. Dịch vụ sẽ được đẩy mạnh, ngoài việc phát triển dịch vụ cho thuê kho, bãi, văn phòng, trong giai đoạn mới, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động ở các lĩnh vực còn mới của nền kinh tế nước ta như: đầu tư mua cổ phiếu, các loại chứng khoán và các hình thức kinh doanh tài chính khác. Mặt khác, Công ty sẽ cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm tỷ lệ vốn vay từ các nguồn khác, nhất là từ cổ đông; có lộ trình xin phép bán bớt phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp và có lộ trình điều chỉnh vốn điều lệ trong các năm tiếp theo, chuẩn bị mọi mặt và chủ động lựa chọn thời điểm thích hợp đăng ký niêm yết hoặc giao dịch cổ phiếu của Công ty tại trung tâm chứng khoán.

2. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I.doc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w