2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
2.3.1. Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cho người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Để công tác đào tạo có hiệu quả thì Công ty cần tiến hành đánh giá phân loại lao động theo trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, năng lực, sở trường, sức khoẻ và tuổi tác của người lao động trong Công ty.
Sau đó xem xét những ai cần được đào tạo, những ai không thể đào tạo, tái đào tạo. Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành tổ chức đào tạo bồi dưỡng bằng những phương pháp khác nhau:
- Đào tạo tại chỗ: Đào tạo kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho họ.
- Cử người lao động đi dự các lớp huấn luyện hoặc các buổi họp hội thảo của các Công ty, các trường Đại học. Việc cử đi học cần tiến hành chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, cố gắng kế thừa những kinh nghiệm của người đi trước.
- Đối với hàng ngũ giám đốc và các cán bộ chủ chốt cần phải được đào tạo có cơ bản, hệ thống về cách tổ chức quản lý kinh doanh, về pháp luật kinh tế, tiền tệ tín dụng... để họ có thể trở thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực, có phẩm chất bằng cách mời chuyên gia giỏi của nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam, hoặc gửi họ đi học ở nước ngoài.
- Đối với đội ngũ đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất phải được hưởng một chế độ lương, thưởng hợp lý nhằm động viên, khuyến khích họ điều hành tốt một tổ, một ca sản xuất cụ thể.
- Khuyến khích người lao động sử dụng thời gian rỗi để tự trao đổi kiến thức. - Số lao động không thể đào tạo, tái đào tạo đã cao tuổi thì có thể tiến hành cho nghỉ hưu theo chế độ hiện hành.
Khi tiến hành đào tạo, tái đào tạo, Công ty cần luôn bám sát cơ cấu người lao động đã xác định và yêu cầu của sản xuất. Cứ như vậy thì công tác đào tạo mới đảm bảo, chất lượng lao động mới được nâng lên.