Các đề xuất về môi trường pháp lý và chính sách

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam .pdf (Trang 63 - 65)

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong

3.2.1Các đề xuất về môi trường pháp lý và chính sách

2. Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đọan hội nhập

3.2.1Các đề xuất về môi trường pháp lý và chính sách

Môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường pháp luật và chính sách hướng tới sự

tự do hoá trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ, là một trong những yếu tố tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của hệ thống ngân hàng nhằm tạo lập hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam sẽ thiết thực phục vụ cho lộ trình hội nhập quốc tế và tạo lập các quy định thận trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh cho cả hệ thống.

3.2.1.1Rà soát các văn bản pháp luật và xây dựng hệ thống khung pháp luật bảo vệ

pháp lý và tăng cường tính tự chủ trong kinh doanh cho các NHTM

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên hợp tác cùng Bộ Tài chính và các bộ liên quan tiến hành rà soát toàn bộ các quy định và văn bản luật hiện hành; tính tương thích của các quy định và văn bản luật này với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính nhằm xác định các lỗ hổng về

ngay các sửa đổi và cập nhật đối với hệ thống pháp lý hiện hành nhằm đảm bảo hệ

thống ngân hàng hoạt động trong một môi trường nhất quán và ổn định. Những sửa

đổi đó phải tính đến sự tương tác và phù hợp với các luật khác cũng như các thông lệ quốc tế ví dụ như quy định về tỷ lệ an toàn vốn, phòng ngừa và giải quyết rủi ro, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, v.v.

Việc xây dựng các quy định, chính sách và cơ chế mới phải phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; điều chỉnh và tiến tới loại bỏ các can thiệp có tính chất hành chính trong quá trình quản lý của NHNN

đối với các NHTM. Quản lý của NHNN chỉ nên tiến hành theo cơ chế giám sát từ

xa nhằm cân đối tính an toàn cũng như tự chủ trong kinh doanh trong cơ chế thị

trường của các NHTM.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần được thúc đẩy hơn nữa và thể chế hóa việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELs, BASEL) vào trong thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.

3.2.1.2 Quy định về công bố và minh bạch tài chính, thông tin

Công bố và minh bạch tài chính, thông tin cần phải được trở thành một quy định bắt buộc và một thông lệ trong hoạt động của cộng đồng các doanh nghiệp, mà trong đó các NHTM cũng là một bộ phận.

Chính Phủ, Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế cần mở rộng quy định về việc áp dụng các quy định kế toán theo chuẩn mực thế giới, các đối tượng yêu cầu phải thực hiện kiểm toán hàng năm, nhằm tăng tính minh bạch của Báo cáo tài chính doanh nghiệp, rút dần khoảng cách giữa số liệu báo cáo và tình hình họat động thực tế.

Điều này sẽ tạo ra một thị trường đầu ra lành mạnh cho các NHTM, giảm chi phí và rủi ro do thiếu hụt thông tin trong hoạt động tín dụng, cởi bỏ tâm lý thận trọng trong việc cung vốn cho khu vực kinh tế này, gia tăng tốc độ mở rộng tín dụng và tài sản cho các NHTM.

ngân hàng được niêm yết cũng sẽ phải hoạt động minh bạch hơn và có hiệu quả

hơn.

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam .pdf (Trang 63 - 65)