CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VAØ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và biện pháp khắc phục tình hình tài chính tại công ty Trường Lộc Phát (Trang 35 - 40)

4.1. Chi phí phát sinh bất thường

Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của công ty, chúng ta chưa thể nhận ra rõ ràng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng.

Tuyển dụng hoặc đề cử một nhân viên kiểm soát nội bộ. Để đảm bảo cho việc báo cáo tài chính có hiệu quả, công ty cần đưa ra những bảng chi phí phát sinh cụ thể của từng khâu, từng công đoạn của từng phòng ban để có thể đưa ra những nguyên nhân cụ thểå về sự gia tăng chi phí này là hợp lý hay chưa hợp lý, từ đó công ty kịp thời có những giải pháp can thiệp nhằm giảm tình trạng chi phí bất hợp lý ở các khâu. Vì vậy việc tuyển dụng hoặc đề cử nhân viên kiểm soát nội bộ là việc tất yếu nhất. Và nhân viên kiểm soát là người làm việc, báo cáo trực tiếp các bảng chi phí phát sinh, chi phí các khâu cho giám đốc, phó giám đốc.

4.2. Giải quyết và đặt dự trữø hàng tồn

Về vấn đề hàng tồn kho như đã đề cập, thì công ty còn gặp phải vấn đề là không đự đoán được số lượng chính xác qua các kỳ mà còn thụ động trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho, đồng thời không đáp ứng đủ khi thị trường đang bán chạy.

Dự trữ hàng tồn kho và sử dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Dự trữ những mặt hàng mà công ty có thể tung ra vào cuối năm hay các dịp lễ như 14/2, 8/3, Noel…. với các dịch vụ khuyến mãi tặng quà mua hàng. Bên cạnh đó công ty cần phải áp dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài, tức là những mặt hàng nào cần bán gấp nhưng với quy mô và số lượng nhỏ thì sản xuất trước còn mặt hàng lớn thì tập trung sản xuất theo đợt. Không nên để hàng tồn kho quá lâu và quá nhiều dễ gây trở ngại cho quá trình phát triển cũng như phân chia lợi nhuận cho các hoạt động. Do vậy song song với việc phân bổ hàng tồn kho vào các dịp lễ đặc biệt, công ty phải luôn có sự chuẩn bị về mặt nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất phục vụ kịp thời những đơn hàng ký kết. Qua đó, công ty vừa thu được lợi nhuận, vừa giải quyết hàng tồn mỗi năm. Như vậy, công ty đã có thể chi trả được những khoản nợ dùng để sản xuất hay để giải quyết những chi phí phát sinh trong thời gian lưu trữ hàng, cũng như tạo được niềm tin và uy tín đối với các chủ nợ cho vay

4.3.Vốn dự phòng

Vào cuối năm, công ty thường có rất nhiều đơn đặt hàng và sẽ nẩy sinh cao nhu cầu về vốn để phục vụ gia tăng sản xuất. Nhưng việc vay vốn sẽ khiến cho công ty mắc nợ nhiều dù công ty có đủ khả năng thanh toán nhưng điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh thuận lợi hơn.

Doanh nghiệp cần dự trữ một nguồn vốn từ các nguồn thu lợi nhuận của việc kinh doanh hoặc tiến hành chuyển đổi hình thức công ty từ trách nhiệm hữu hạn sang cổ phần để thu hút các nhà đầu tư và tăng thêm nguồn vốn.

4.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ

Hiện tại sản phẩm công ty chỉ tập trung tại vài địa điểm trong thành phố, chưa có nhiều hệ thống phân phối, đại lý

Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư, thành lập các phòng: marketing, kinh doanh. Đội ngũ này sẽ trực tiếp bán hàng, nghiên cứu thị trường, mở rộng và thiết lập các đại lý trong nước đồng thời thực hiện các công việc liên quan đến công tác bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước.

4.5. Giải quyết vấn đề nhân sự và thành lập các phòng ban

Như đã nêu trên, để giải quết việc mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như giải quyết hàng tồn thì công ty phải thành lập phòng kinh doanh & phòng marketing.

Phòng kinh doanh sẽ giúp cho công ty tăng thêm doanh số, đồng thời khi các công việc bán hàng ổn định và thiết lập các đại lý sẽ đảm bảo việc dự trữ hàng và giải quyết hàng tồn kho.

Với sự góp sức của phòng Maketing thì các sản phẩm của công ty sẽ được quảng cáo rộng rãi đến với người tiêu dùng. Chính công tác Maketing sẽ tạo cho sản phẩm của công ty một vẻ mới lạ, tạo sức thu hút cho người tiêu dùng khi xem quảng cáo. Lúc này sản phẩm của công ty vừa có mặt hàng xuất khẩu, vừa có sản phẩm tiêu thụ được trong nước. Ngoài ra công ty còn có thể tổ chức các sự kiện cộng đồng, tài trợ các hoạt động văn nghệ, thể thao nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty, và cũng chính là các hoạt động hỗ trợ của phòng Maketing.

Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh và marketing:

Sơ đồ 4.1

Phòng kinh doanh: gồm một trưởng phòng và bốn nhân viên kinh doanh được trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm cũng như kỹ năng, kinh nghiệm cần có để phục công tác bán hàng, phòng này có nhiệm vụ bán hàng theo hai hình thức: bán lẻ trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng và bán sĩ thông qua các đại lý phân phối tại các tỉnh thành, đồng thời phát triển thêm các đại lý mới...

Phòng marketing: gồm một trưởng phòng và bốn nhân viên marketing. Bốn nhân viên này được chia ra làm hai bộ phận riêng gồm: bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận chuyên tổ chức các sự kiện, hội thảo liên quan đến sản phẩm. Các nhân viên marketing được trang bị những kỹ năng liên quan đến công tác truyền thông, quảng cáo, sự kiện, nghiên cứu thị trường đồng thời phải thật am hiểu về các sản phẩm hiện có trong công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Phòng kinh doanh và phòng marketing phải có mối quan hệ chặc chẽ và hỗ trợ với nhau để bổ sung những thông tin liên quan về tình hình thị trường, nhu cầu khách

SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 38 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG MARKETING NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN BỘ PHẬN BÁN HAØNG BỘ PHẬN BÁN HAØNG BỘ PHẬN BÁN HAØNG

hàng, các mẫu mã sản phẩm, các chương trình hội thảo, sự kiện… các công việc liên quan nhằm đạt hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

4.6. Chuyển đổi hình thức hoạt động công ty sang cổ phần

Xét về tình hình thực tế tại công ty Trường Lộc Phát đã hội đủ điều kiện để chuyển từ hình thức trách nhiệm hữu hạn sang hình thức cổ phần.

Công ty cần phải tăng thêm vốn điều lệ, thu hút sự đầu tư của các cổ đông, các nhà đầu tư bằng hình thức chuyển hình phát hành cổ phiếu (thành lập công ty cổ phần). Đó chính là 1 giải pháp kịp thời và hợp lý vì không những công ty có thể gia tăng nguồn vốn điều lệ, mà còn thu hút sự quan tâm chú ý của những khách hàng tiềm năng và làm tăng thêm uy tín của công ty đối với các chủ nợ, các nhà đầu tư cũng như có thể cản trở sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ khác. Và sau khi trở thành công ty cổ phần thì công ty Trường Lộc Phát có thể tiến hành niêm yết cổ phiếu của mình tại trung tâm giao dịch chứng khoán nhằm tạo sự thu hút hơn nữa các nhà đầu tư cũng như quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường.

Ngoài các giải pháp trên, để có thể đứng vững và phát triển về lâu dài công ty cần thêm các bộ phận phòng ban với chức năng riêng biệt như sau: Phòng nhân sự, phòng nghiên cứu và phát triển.

Cơ cấu tổ chức phòng nhân sự và phòng nghiên cứu phát triển:

Sơ đồ 4.2 SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 39 PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHÒNG NHÂN SỰ BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN NHÂN SỰ BỘ PHẬN NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng nhân sự: Công ty cần phải mở rộng thêm quy mô sản xuất để tránh tình trạng sản phẩm không đủ cung cấp ra thị trường. Do vậy, cần có phòng nhân sự để tuyển thêm nhân công có tay nghề và trình độ, để giảm bớt cho công ty phải mất thêm một khoản chi phí phát sinh không đáng có trong khâu đào tạo. Phòng nhân sự bao gồm một trưởng phòng và hai nhân viên nhân sự được trang bị trình độ nghiệp vụ chuyên môn thật cao vì trực tiếp thay mặt giám đốc, phó giám đốc tuyển dụng. Nếu công tác tuyển dụng tốt sẽ giúp giám đốc, phó giám đốc bớt đi công việc để lo vào việc quan trọng hơn. Đồng thời sẽ giúp công ty có các lựa chọn tốt hơn để dự nguồn cho nguồn nhân lực công ty.

Phòng nghiên cứu và phát triển: gồm một trưởng phòng và hai nhân viên. Phòng này có nhiệm vụ tìm kiếm, nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới nhằm tạo ra những nguồn hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tất yếu thị trường. Đồng thời cũng chính là bộ phận đào tạo nâng cao tay nghề công nhân sản xuất.

Phòng nhân sự, phòng nghiên cứu và phát triển phải có mối quan hệ kết hợp chặc chẽ với nhau thường xuyên trong khâu tuyển dụng- đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, chất lượng sản phẩm, quy mô thực tế tại công ty.

Ngoài ra công ty cần phải có thêm những khoản đầu tư trong nước, nhưng trước mắt là những khoản đầu tư ngắn hạn như: đầu tư vào các dự án xây các công trình chung cư, cao ốc văn phòng có quy mô vừa, đầu tư vào các dự án công trình công cộng, đây chính là một nguồn phụ thu rất lớn cho công ty đồng thời cũng một phần quảng bá thương hiệu công ty trên thị trường.

PHẦN KẾT LUẬN

Cùng với việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công Ty TRƯỜNG LỘC PHÁT, em nhận thấy việc báo cáo tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Thực tế cho thấy việc báo cáo tài chính của công ty đã được đảm bảo yêu cầu thống nhất, số liệu kinh tế phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây với nhiều chính sách thây đổi của nhà nước, việc báo cáo tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi phải minh bạch rõ ràng. Để nhà nước dựa vào đó để đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp và sẽ tiến hành thu thuế doanh nghiệp dựa trên bảng báo cáo đó.

Chính vì vậy, Công Ty TRƯỜNG LỘC PHÁT đã cố gắng cập nhật, đổi mới công tác kế toán cho phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, và đây chính là tiền đề dẫn đến việc báo cáo tài chính phải có hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện bước đầu bao giờ cũng không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong việc báo cáo tài chính, với những thuận lợi hiện có em tin chắc rằng công ty sẽ đứng vững, phát triển và có uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu lý luận tại trường trong suốt những năm học qua, cùng với những kiến thức em tiếp thu được trong thời gian thực tập ở đây, việc báo cáo tài chính còn rất mới lạ đối với em.

Qua đó, em cũng có một vài ý kiến đề xuất mong muốn được góp ý để công tác báo cáo tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng tùy vào tình hình, diều kiện, chính sách thực tế mà công ty có thể chọn lựa giải pháp nào thích hợp nhất. Bài báo cáo này chưa thể bao quát hết mà chỉ phản ánh được một phần nào đó của công ty thuộc đề tài thực hiện. Những kiến nghị em đưa ra không tránh khỏi những sai sót vì quá trình thực tập ngắn và kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh, ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng kế toán của công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và biện pháp khắc phục tình hình tài chính tại công ty Trường Lộc Phát (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)