Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo-hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu-nghèo tại VN.PDF (Trang 62 - 63)

3. Một số kiến nghị

3.1 Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM

NHNN Việt Nam nên cho phép tất cả các TCTCVM hiện nay đang hoạt động tốt và có hiệu quả mặc dù không đạt mức vốn 5 tỷ, nhưng vẫn tiếp tục được phép huy động tiền tiết kiệm tự nguyện của các thành viên chính thức và không chính thức nhằm tăng thêm nguồn vốn quay vòng cho vay các thành viên và tạo điều kiện cho tổ chức phát triển bền vững về tài chính. Bên cạnh đó, nên cho phép họ triển khai lồng ghép các hoạt động khác như bảo hiểm vốn vay, quỹ tương trợ cho thành viên để thu hút thêm thành viên tham gia chương trình thông qua các hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho người nghèo khi họ gặp rủi ro và đảm bảo sự bền vững về tài chính cho chính các TCTCVM. NHNN Việt Nam cũng nên nới lỏng tiêu chuẩn về cán bộ đối với các TCTCVM các cấp trong giai đoạn mới thành lập, cho phép cán bộ địa phương kiêm nhiệm các hoạt động tài chính. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính trong đào tạo nhân lực cho các TCTCVM.

Kiến nghị về lãi suất: thông thường, bất kỳ tổ chức tín dụng nào hoạt động cũng phải có lợi ích, ngay cả Ngân hàng Chính sách Xã hội dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng phải hoạt động bền vững. Và muốn bền vững thì họ phải có thu nhập để tái đầu tư. Vì vậy, Chính phủ phải tạo cho được một cơ chế rõ ràng để các định chế tài chính thấy được họ hoạt động kinh doanh trong các TCTCVM vốn dĩ có rất nhiều rủi ro, chi phí cao nhưng vẫn thu được lợi ích ở đó chứ không đơn thuần hoạt động vì mục tiêu xã hội.

Xác định mức lãi suất phù hợp: người nghèo - đối tượng phục vụ chính của các chương trình TCVM thường được cho là không đủ sức trả lãi theo mức lãi suất thị trường. Do vậy, lãi suất cho vay thường được trợ cấp rất nhiều (thấp hơn lãi suất phổ biến trên thị trường), và thường được ấn định ở mức thấp hơn mức lạm phát, khiến cho lãi suất thực tế có giá trị âm. Do đó, nhu cầu tín dụng sẽ trở nên vô hạn, cung không thể đáp ứng cầu, nguồn vốn cung ứng sẽ bị hạn chế. Và sự chênh lệch giữa giá áp đặt giả tạo và giá thực tạo ra động lực tham nhũng của cơ chế xin cho. Do đó, tín dụng có thể sẽ không đến được đúng đối tượng cần phục vụ, mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt, và những người này lại đem tín dụng giá rẻ cho vay lại với lãi suất cao hơn. Điều đó đã bóp méo ý nghĩa của các nguồn tín dụng giá rẻ. Mặt khác, người được vay vốn giá rẻ có xu hướng xem tín dụng là một hình thức trợ cấp nên dễ nảy sinh tâm lý chây ì, không có trách nhiệm đối với việc hoàn trả vốn. Và nếu thực tế trên xảy ra thì các chương trình tín dụng sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu không được bơm

trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tài chính ở cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo, là dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn, và chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền), chứ không phải tín dụng giá rẻ. Do vậy, để bảo đảm khả năng phát triển bền vững về dài hạn, một chương trình tín dụng cần phải áp dụng lãi suất đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn.

Kiến nghị về môi trường đầu tư: Việt Nam có khung pháp lý khá tốt cho các Ngân hàng Thương mại, kể cả cho các Hợp tác xã, Quỹ tín dụng Trung Ương, Quỹ Tín dụng Nhân dân. Nhưng khung pháp lý vẫn chưa hoàn thiện cho các TCTCVM hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 2 Nghị định 28 và 165 nhưng còn khá sơ sài, chưa quy định rõ ràng những điều khoản về điều kiện và lợi ích cho nhà đầu tư vào lĩnh vực TCVM. Chính vì vậy, Chính phủ cần mở rộng hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Có như vậy các TCTCVM mới nâng cao được tiềm lực tài chính, trở thành một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức các gói đấu thầu, tạo động lực cho các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng khác tham gia vào hoạt động TCVM. Và như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tư nhân trong nước sẽ không còn nghi ngờ khả năng can thiệp của Nhà nước trong các công ty TCVM và làm tăng tính minh bạch của thị trường TCVM, đẩy mạnh hoạt động TCVM phát triển. Tích cực huy động các nguồn lực tài chính bên ngoài trong lĩnh vực TCVM, có các chính sách hỗ trợ hợp lý, hấp dẫn các nhà đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhà nước có thể mở các trung tâm thu hút nguồn đầu tư từ các nhà tư thiện cho TCVM. Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều nhà từ thiện tài trợ cho người nghèo bằng nguồn vốn cho không. Mục đích của họ chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. Chúng ta sẽ thành lập một trung tâm thu hút nguồn tiền gửi dài hạn của những nhà tài trợ này sau đó sẽ cho các TCTCVM vay lại với mức lãi suất ưu đãi. Như vậy vừa giúp các TCTCVM mở rộng nguồn vốn, vừ giúp họ đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người nghèo.

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo-hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu-nghèo tại VN.PDF (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)