PHẦN II QUẢN TRỊ VÀ DUY TRÌ HỆ THỐNG
1.2 Khái niệm về backup và restore
Backup và Retore hệ thông là môt chức năng không thể thiếu trong bất kì hệ thống nào. Tài liệu này nhằm mô tả sơ bộ công việc backup hệ thống cài đặt trên hệ điều hành Windows 2003 Server. Nó cho phép các System Engineer đưa ra giải pháp và chính sách backup hệ thống một cách có hiệu quả lớn nhât.
Có 5 kiểu backup mà có thể sử dụng, nó phụ thuộc vào sự quan trọng của dữ liệu cần backup và chính sách mà bạn muốn khôi phục dữ liệu đó như thế nào.
Daily:Backup những file thay đổi từ daily backup cuối cùng. Nếu một file sửa đổi trên cùng ngày với backup , thì nó sẽ được backup. Thuộc tính lưu trữ của file là không đổi.
Incremental: Backup những file thay đổi từ normal hoặc incremental backup. Nếu thuộc tính lưu trữ được hiển thị thì nó có nghĩa là file vừa sửa đổi – chỉ những files với thuộc tính này được backup. Một
file vừa được backup, thì thuộc tính lưu trữ được xoá và chỉ thiết đặt lại khi dữ liệu được thay đổi lần nữa.
Full(Normal): backup những file được lựa chọn, không quan tâm đến thiết định của thuộc tính lưu trữ như thế nào. Một file vừa được backup, thì thuộc tính lưu trữ được xoá cho đến khi file đó được thay đổi. Khi thuộc tính lưu trữ được thiết định lại, thì nó biểu thị rằng file đó cần được backup.
Differential: Backup những file mà thay đổi từ Full backup cuối cùng. Nếu thuộc tính lưu trữ được hiển thị, nó có nghĩa là dữ liệu vừa được thay đổi và file có thuộc tính tính này được thiết đặt sẽ được back up. Tuy nhiên, với trường hợp backup này thuộc tính lưu trữ không bị xoá vì vậy cho phép các loai backup khác sử dụng cùng dữ liệu đó ở giai đoạn sau.
Copy: Backup tất cả những file mà được chọn, không quan tâm thuộc tính lưu trữ. Thuộc tính lưu trữ không thay đổi, vì vậy những loại backup khác có thể thực hiện trên dữ liệu tương tự.
2. Cơ sở lí thuyết.
Mặc dù bảo mật là một việc quan trọng cần được cân nhắc đối với tất cả các thành phần của hệ thống mạng trong tổ chức, đối với các máy chủ có mức bảo mật cao thì bảo mật là một phần đặc biệt quan trọng. Mức “ high security” ( bảo mật cao) xuất phát từ yêu cầu bảo mật cao của các tiến trình đang chạy trên các server. Xác định máy chủ trong tổ chức của bạn là một high-security server khi nó:
Chạy một dịch vụ trong ngữ cảnh của một tài khoản service Active Directoryministrator-level
Khi một máy chủ được coi là tin tưởng để ủy ủy quyền, thì khi phục vụ một yêu cầu của client máy chủ sẽ có khả năng đưa ra yêu cầu tới các dịch vụ chạy trên máy chủ khác dưới ngữ cảnh bảo mật của client. Vì client đưa ra yêu cầu có các đặc quyền bảo mật cao , nên máy chủ cũng có thể chiếm lấy được các đặc quyền bảo mật cao. Vì thế, tất cả các máy chủ là “trusted for delegation” bên trong rừng có thể được thiết kế là các máy chủ bảo mật cao (high-security).
Trên cơ sở những tiêu chuẩn này, thêm các domain controller có thể là các server có mức bảo mật cao trong mạng của bạn mà nó sẽ cần hoạt động đặc biệt ngày này qua ngày khác để duy trì bảo vệ. Bảo vệ tất cả các máy chủ có mức bảo mật cao bằng các nguyên tắc chung cho việc vận hành máy chủ an toàn.
2.1 Thực hiện duy trì bảo mật Domain Controller và Active Directoryministrative Workstation Directoryministrative Workstation
Khi tổ chức của bạn thực hiện cấu hình domain controller và Active Directoryministrative workstation an toàn theo những đề xuất trong phần I của tài liệu này thì bạn bắt đầu các hoạt động. Trong một môi trường thực tế, những người quản trị thực hiện ngày này qua ngày khác và thỉnh thoảng bảo dưỡng các domain controller và Active Directoryministrative workstation. Cách các nhiệm vụ này được thực hiện ảnh hưởng trực tiếp tới mức bảo mật của domain controller và Active Directoryministrative workstation mà tổ chức của bạn có thể duy trì.
Các chính sách được viết ra và các thủ tục sẽ tồn tại cho tất cả các hoạt động duy trì domain controller, bao gồm:
Thay thế phần cứng cho domain controller và Active Directoryministrative workstation
Quét virut trên Domain controller và Active Directoryministrative workstation