1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT
1.1.1 Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế trở thành chỉ tiêu pháp
chỉ tiêu pháp lệnh:
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được thể chế thành văn bản pháp luật ở mức độ cao hơn hiện nay. Cơ chế tổ chức phát hành phải được quy định bằng các nghị định, pháp lệnh, thông tư cụ thể. Quyền hạn của các cơ quan phải được quy định rõ ràng, tránh sự cạnh tranh chồng chéo trong công tác huy động vốn. Hai hệ thống KBNN và Ngân hàng cần có các văn bản pháp luật quy định rõ quyền hạn, lợi ích của hệ thống. Ngoài ra, trong từng hệ thống cần có các quy định riêng về từng quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan có liên quan như: Chính phủ, chính quyền địa phương đối với công tác huy động vốn.
Trong năm 1994, chúng ta đã có nghị định 72 CP quy định về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Ngày 10/02/1995, ban hành thông tư liên bộ số 01 TC-NHNN của liên bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn tổ chức đấu thầu tín phiếu KBNN qua NHNN, trong đó đã quy định rõ quy chế phát hành cũng như quyền hạn, trách nhiệm của đối tượng liên quan. Nói chung về mặt Pháp luật, chúng ta cũng đã từng bước hoàn thiện. Bên cạnh đó cũng còn không ít những sơ hở, do vậy cần phải có các văn bản chặt chẽ hơn, cụ thể hơn; có như vậy công tác huy động vốn mới tạo ra khả năng:
+ Đạt được tính Pháp lý về chỉ tiêu huy động vốn, từ đó sẽ giúp cho Bộ Tài chính phối hợp với NHNN, các bộ, các ngành có liên quan, xây dựng các chính sách huy động vốn thích hợp trong từng thời kỳ cụ thể.
+ Kế hoạch huy động vốn hàng năm và chủ động thời gian trong công tác triển khai thực hiện.
1.1.2 Về cơ chế phát hành:
Cơ chế phất hành cần phải phù hợp với cơ chế đổi mới của nền kinh tế, phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Các loại tín phiếu, trái phiếu phát hành có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thanh toán thuận lợi cho người sở hữu. Nó được mua bán tự do trên thị trường như một loại hàng hoá thông thường, đối với loại ký danh vẫn tiếp tục phát hành nhưng cần đơn giản hoá về thủ tục chuyển đổi và thanh toán.
Đa dạng hoá các loại trái phiếu Chính phủ: phát hành các loại trái phiếu trong và ngoài nước, trái phiếu vô danh, trái phiếu ghi danh, trái phiếu ghi sổ, chứng chỉ, trái phiếu đầu tư cho các công trình cụ thể. Kết hợp đồng thời hai phương thức phát hành: bán lẻ các loại trái phiếu có in sẵn mệnh giá với lãi suất cố định và bán theo phương thức chiết khấu, bảo đảm cho các loại trái phiếu của một đợt phát hành có cùng một ngày đáo hạn, cùng một mức lãi suất nhằm tạo điều kiện cho các loại trái phiếu có thể niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Phát hành trái phiếu (chủ yếu loại trung hạn và dài hạn) theo phương thức bán buôn thông qua các tổ chức bảo lãnh, môi giới phát hành hoặc đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán. Trong tương lai, đây là những kênh phát
hành chủ yếu nhằm tạo ra các hàng hoá đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đối với công tác đấu thầu: cần mở rộng phạm vi đấu thầu, không bó hẹp chỉ là các NHTM, các chi nhánh NHNN như hiện nay mà cần mở rộng ra các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, tiến hành đấu thầu nhiều loại trái phiếu, duy trì ổn định thị trường đấu thầu.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về phát hành trái phiếu Chính phủ. Trước mắt, sau khi Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế nghị định 72 CP ngày 26/07/1994 về phát hành trái phiếu Chính phủ thì Bộ Tài chính cùng với NHNN và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính kịp thời và đồng bộ, tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thuận lợi.